Mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 46)

II/ Cây lâu năm

2.7.3.2.Mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra

Chi phí cho các loại cây trồng chủ yếu là các chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV và công lao động gia đình. Nhìn chung lao động ở huyện Nam Đông thì lao động nông nghiệp là chủ yếu, hoạt động sản xuất nông nghiệp theo kiểu “lấy công làm lãi” nên trong cơ cấu chi phí thì chi phí lao động là chủ yếu.

* Chi phí cho đất ruộng, đất vườn và đất đồi trồng sắn

Về đất ruộng: Chi phí giống là không lớn nguyên nhân là do bà con chủ yếu mua giống cho năng suất cao của các dự án với giá ưu đãi khoảng 5 nghìn đồng/kg giống. Chỉ một phần nhỏ là dùng lúa giống của gia đình để lại từ các vụ trước. BQC một ha lúa bà con mua 1.329,89 nghìn đồng giống.

Phân bón cho lúa chủ yếu là phân vô cơ, trung bình một ha lúa bà con bón 7.212,25 nghìn đồng. Phân hữu cơ được bón rất ít chỉ 170,14 nghìn đồng. Điều này có thể giải thích là do mặc dù ở vùng có nhiều trâu bò nhưng trâu bò ở đây được thả rông, ăn cỏ trên rừng, người dân không xây dựng chuồng nuôi nên không có phân để bón cho lúa.

Thuốc BVTV: Lúa là loại cây trồng có nhiều loại sâu bệnh phá hoại, nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả trồng lúa. Bình quân một ha lúa bà con chi 568,43 nghìn đồng cho thuốc BVTV.

Trong các khoản chi phí thì chi phí công lao động chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Một ha lúa công lao động là 10.815,80 nghìn đồng trong đó lao động gia đình là 8.080,55 nghìn đồng. Trong chi phí lao động thì chi phí cho làm đất chiếm tỷ lệ lớn do công làm đất cao nhất là Thượng Quảng có khi lên đến 150 nghìn đồng/ngày công.

Về đất vườn: Trước đây các vườn chủ yếu trồng cây ăn quả như cam, chanh và một số cây như rau, đậu, ngô… nhưng từ năm 2007 có nhiều chính sách cải tạo vườn tạp của huyện và nhận thấy cây chuối phù hợp với điều kiện nơi đây nên chuối được trồng phổ biến. Trong cơ cấu chi phí cho chuối, chủ yếu là chi phí về lao động trồng và chăm sóc là chủ yếu nhưng do được trồng trong vườn nên chi phí lao động chủ yếu là lao động gia đình.

Bảng 14: Tổng hợp mức đầu tư cho các loại cây trồng của các hộ điều tra (BQ/ha) ĐVT: 1.000đ Loại đất Giống Phân bón Thuốc BVTV Làm đất

+Trồng Chăm sóc Thu hoạch

Tự có Mua

ngoài Hữu cơ Vô cơ

Gia đình Thuê ngoài Gia đình Thuê ngoài Gia đình Thuê ngoài I.Đất ruộng - Lúa ĐX 96,5 1.562,32 200,02 7.134,43 600,23 2.735,32 4.132,34 4.323,32 0,00 4.823,15 0,00 - Lúa HT 65,14 1.097,46 140,26 7.290,07 536,63 2.275,32 4.047,16 4.118,28 0,00 4.599,15 0,00 BQC 80,82 1.329,89 170,14 7.212,25 568,43 2.505,32 4.089,75 4.220,80 0,00 4.711,19 0,00 II.Đất vườn Chuối 4.308,42 1.048,15 1.890,32 5.102,25 0,00 4.013,36 0,00 4.298,43 0,00 300,30 0,00 III.Đất đồi Sắn 1.432,6 0,00 497,82 4.591,27 122,62 1.956,33 0,00 1.928,39 0,00 1.886,46 0,00

Về đất đồi: Giống sắn chủ yếu là tự có hoặc bà con tự đi xin nên chi phí giống sắn được tính bằng công đi thu gom giống sắn về trồng. Trung bình một ha sắn chi phí cho giống là 1.432,60 nghìn đồng. Sắn đòi hỏi khá nhiều phân vô cơ, trung bình 4.591,27 nghìn đồng/ha.

Bảng 15: Bảng tổng hợp mức đầu tư cho 1 ha keo của các hộ điều tra ĐVT: 1.000đ Năm trồng Mô hình I Mô hình II Mô hình III BQC

Năm trồng mới 5.963,43 5.025,82 5.243,42 5.473,52 Năm 1 1.372,13 1.435,62 1.650,84 1.470,80 Năm 2 1.794,00 2.038,54 1.122,50 1.677,04 Năm 3 2.973,33 1.135,23 562,07 1.728,17 Năm 4 1.260,78 780,25 308,33 843,53 Tổng chi phí 13.363,67 10.415,46 8.887,16 11.193,06

(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)

Trong cơ cấu chi phí cây keo thì chi phí cho năm đầu tiên là cao nhất do năm này phải chi phí cho việc mua giống và phải thuê thêm lao động cho việc đào hố và chăm sóc cho keo. Ở các năm tiếp theo các hộ ít hoặc không thuê thêm lao động nữa, làm cho chi phí từ năm thứ 2 trở đi thấp hơn rất nhiều.

Dựa vào bảng ta thấy chi phí cho trồng keo của 3 mô hình tương ứng với 3 xã là khá chênh lệch. Hương Phú là xã có mức đầu tư lớn nhất, với tổng chi phí 5 năm trồng keo là 13.363,67 nghìn đồng. Thượng Nhật là xã có mức đầu tư nhỏ nhất chỉ 8.887,16 nghìn đồng. Điều này cũng là dễ hiểu vì sự chênh lệch về trình độ và kinh nghiệm sản xuất của 2 xã này. Hương Phú là xã người Kinh nên biết cách làm ăn và có sự đầu tư đúng mức cho việc trồng keo còn Thượng Nhật do đây là địa bàn của đa số đồng bào dân tộc Ka Tu họ không chú trọng đầu tư cho sản xuất nên đầu tư thấp hơn rất nhiều.

Mức đầu tư cho cho chăn nuôi của các hộ điều tra

Hương Phú là xã có phong trào nuôi heo nái phát triển mạnh, việc nuôi heo nái tận dụng được các sản phẩm trồng trọt và thông qua việc nuôi heo nái tạo ra nguồn phân hữu cơ cung cấp cho cây trồng.

* Nuôi heo nái: Chi phí cho chăn nuôi heo chủ yếu bao gồm các khoản chi phí sau: chi phí con giống, thức ăn, chi phí thú y phòng trừ dịch bệnh, chi phí vật chất

khác, chi phí công lao động gia đình (chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại …) và khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Trong tất cả các khoản chi phí, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất đặc biệt khi heo vừa sinh con. Bình quân một con heo nái tiêu tốn khoảng 2 kg thức ăn tinh bột, và khoảng 1 kg thức ăn thô xanh một ngày. Chi phí thức ăn bình quân một con heo/năm khoảng 1.484,84 nghìn đồng. Trong thực tế sản xuất, các nông hộ đã giảm chi phí thức ăn bằng cách sử dụng các nguồn thức ăn tại chỗ, các phụ phẩm nông nghiệp… Con giống là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, đối với heo nái con giống được lựa chọn khá kỹ vì nó ảnh hưởng đến chất lượng các con heo con sau này. Trung bình một con giống các hộ chi 400 nghìn đồng.

* Nuôi cá: Trong cơ cấu chi phí cho cá thì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất trung bình 17.605 triệu đồng/ha, tiếp đến là chi phí giống 10.000 triệu đồng/ha. Trong chi phí thức ăn thì thức ăn xanh là chủ yếu do tận dụng được từ việc cắt rau trong vườn. Các hộ nông dân nuôi cá một phần để phục vụ nhu cầu gia đình chỉ một phần để bán nên đầu tư không nhiều.

* Nuôi trâu bò: Trong cơ cấu chi phí cho trâu bò thì chi phí cho giống là lớn nhất vì giá bê, nghé là khá đắt khoảng 4 triệu đồng/con. Do địa bàn huyện miền núi có diện tích đất rừng chiếm trên 75% tạo ra nguồn thức ăn xanh dồi dào cho chăn nuôi trâu bò. Bà con ở nơi đây chủ yếu là chăn thả rông trâu bò nên chi phí thức ăn được tính bằng công lao động mà bà con đi cắt cỏ hoặc thả trâu bò, tính bình quân chi phí thức ăn một con/năm là 1.200 nghìn đồng.

Ngoài ra, bà con cũng mua thêm một số thức ăn khác như bột cám khoảng 200 nghìn đồng/năm. Đối với một số xã đặc biệt là các xã mà đồng bào dân tộc Ka Tu chiếm đa số thì việc xây dựng chuồng trại trâu bò không được chú trọng hoặc xây dựng chuồng trại rất tạm bợ nên chi phí khấu hao chuồng trại là không nhiều khoảng 110 nghìn đồng/năm.

Bảng 16: Bảng tổng hợp chi phí cho chăn nuôi của các hộ điều tra ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Giống Thức ăn Phòng trị bệnh Điện nước Chi phí khác Lao động Phối giống Khấu hao Tự Mua Tự

Mua Mua Mua Mua

Tự

Mua Mua Mua

Lợn 200,00 400,00 538,5 946,34 30,00 215,50 53,66 925,0 0,00 100,00 164,50

0,00 10.000,00 10.605,0 7.000,00 0,00 900,00 100,00 8.000,00 0,00 0,00 4.000,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trâu

0,00 4.000,0 1.200,0 400,00 250,00 0,00 0,00 350,0 0,00 70,00 110,00

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 46)