Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 35)

II/ Cây lâu năm

2.5.Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp

*Tình hình trồng, chăm sóc, tu bổ rừng

Là huyện miền núi với đất lâm nghiệp chiếm trên 75% diện tích tự nhiên, Nam Đông rất có lợi thế để phát triển nghề rừng. Nhìn vào Bảng 9 ta thấy tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Nam Đông khá dồi dào với 40.396,30 ha. Và diện tích này không có sự thay đổi qua 3 năm, điều này là do định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện đã được xây dựng từ năm 2001.

Năm 2007 phong trào trồng rừng kinh tế của huyện được chính quyền địa phương xúc tiến mạnh mẽ, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài thông qua các dự án như: WB3, WB, ADB, UNDP…cộng với sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, nên trong năm 2007 diện tích rừng trồng tập trung đạt được khá lớn với 450,00 ha. Nhưng năm 2008 phong trào này chững lại và diện tích rừng trồng tự nhiên giảm chỉ còn 400,00 ha, giảm 11,11% so với năm 2007. Năm 2009 diện tích này không có sự thay đổi so với năm 2008.

Trong những năm qua công tác chăm sóc, khoanh nuôi, tu bổ rừng cũng được chính quyền địa phương và người dân quan tâm, tuy không tăng qua các năm nhưng diện tích rừng được chăm sóc, tu bổ hàng năm là khá cao, mỗi năm trên 800 ha rừng được chăm sóc, tu bổ.

Nguyên nhân của sự tăng giảm không đều về diện tích rừng trồng, diện tích rừng được chăm sóc, tu dưỡng qua các năm là do còn phụ thuộc vào các dự án (mà trong đó phần lớn diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện là do các dự án tài trợ).

Bảng 9: Diện tích, tình hình chăm sóc, và quản lý rừng huyện Nam Đông giai đoạn 2007 - 2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (+/-%)

08/07 09/08

I. Diện tích

1. Rừng tự nhiên Ha 40.396,30 40.396,30 40.396,30 0,00 0,00

2. Rừng trồng tập trung Ha 450,00 400,00 400,00 -11,11 0,00

3. Trồng cây phân tán 1000 cây 45,00 50,00 45,00 11,11 -10,00

4. Chăm sóc rừng Ha 480,00 450,00 450,00 -6,25 0,00 5. Tu bổ rừng Ha 400,00 400,00 400,00 0,00 0,00 II. Tình hình quản lý rừng 1. Đất rừng & diện tích rừng đã giao cho hộ và các tổ chức quản lý Ha 39.177,00 39.177,00 39.177,00 0,00 0,00 2. DT rừng bị thiệt hại Ha 4,00 2,00 - -50,00 -

Một vấn đề khó khăn mà trong quá trình điều tra thực tế tại địa phương là nạn khai thác gỗ lậu. Do phần lớn người dân sống gần rừng là người đồng bào dân tộc Ka Tu. Đời sống của họ còn nhiều khó khăn, do diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít cộng với trình độ canh tác thấp và một phần do tập quán nên cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng. Lợi dụng điều này một số kẻ buôn bán gỗ lậu đã xúi dục những thanh niên trong làng vào rừng khai thác gỗ về bán lại cho chúng vì thế có một bộ phận dân cư đang sống nhờ vào việc khai thác rừng này. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cùng với các hạt kiểm lâm cần có các biện pháp răn đe thiết thực hơn để khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng.

*Tình hình quản lý rừng

Trong những năm qua việc giao đất, giao rừng cho người dân được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Do đó, phần lớn diện tích đất rừng và diện tích rừng đã giao cho hộ và các tổ chức quản lý (chủ yếu là các tổ chức), năm 2008 đã giao 39.177,00 ha.

*Sản phẩm và giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp

Do tài nguyên rừng còn phong phú và dồi dào nên hàng năm lượng gỗ tròn khai thác tương đối lớn, và có xu hướng tăng rất nhanh qua các năm, nếu như năm 2008 chỉ tăng 13% so với năm 2007, thì đến năm 2009 đã tăng 52,21% so với năm 2008. Nhưng tổng giá trị sản xuất tre, nứa, luồng năm 2009 lại giảm đi rất nhiều 61,11%.

Về giá trị sản xuất của ngành, tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2009, tăng 84,38% so với năm 2008. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 đạt 28.054,00 triệu đồng, trong đó chủ yếu là giá trị từ việc khai thác gỗ và lâm sản. Giá trị từ rừng trồng cũng ngày càng tăng lên và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành. Năm 2008, giá trị sản xuất của việc trồng và nuôi rừng là 3.280,00 triệu đồng, tăng 17,94% so với năm 2007.

Do tài nguyên rừng còn phong phú và dồi dào nên hàng năm lượng gỗ tròn khai thác tương đối lớn, năm 2008 là 5.650,0 m3; tăng 13,00 % so với năm 2007.

Bảng 10: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu và giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Nam Đông giai đoạn 2007 - 2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (+/-%)

08/07 09/08

I. Sản phẩm

a) Gỗ tròn khai thác M3 5.000,00 5.650,00 8.600 13,00 52,21

b) Củi khai thác Ster 11.000,00 11.500,00 12.000,00 4,55 4,35

c) Tre, nứa, luồng 1.000 cây 500,00 450,00 175,00 -10,00 -61,11

d) Song mây các loại 1.000 đốt 170,00 175,00 160,00 2,94 -8,57

II. Giá trị sản xuất

(theo giá hiện hành) Tr.đ 13.018,00 17.393,00 28.054,00 33,61 61,29

1. Trồng rừng & nuôi rừng Tr.đ 2.781,00 3.280,00 3.260,00 17,94 -0,61 2. Khai thác gỗ & lâm sản Tr.đ 9.273,00 12.480,00 23.011,00 34,58 84,38 3. Dịch vụ & lâm nghiệp khác Tr.đ 964,00 1.633,00 1.783,00 69,40 9,19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 35)