4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2 Các giải pháp đối với xã và hộ nông dân
Chính quyền xã:
- Chính quyền xã nên phối hợp với trung tâm khuyến nông huyện, tỉnh tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến về kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh bằng IPM. Liên hệ với các công ty giống mời họ về tập huấn kỹ thuật.
- Cung cấp thông tin thị trường và xu hướng biến động của giá cả cho bà con nông dân để người nông dân có kế hoạch tổ chức sản xuất cho vụ tiếp theo.
- Quy hoạch nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng gắn với phát triển giao thông nông thôn, tạo điều kiện phát triển vùng chuyên canh tập trung cho dưa hấu, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế.
- Về nguồn vốn: tận dụng và khai thác các nguồn lực trong dân, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, tỉnh, huyện và các dự án của các tổ chức phi chính phủ. Để có nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của xã.
- Ở xã nên tổ chức 1 tổ để cung ứng vật tư cho người sản xuất, cuối vụ người sản xuất mới trả để tạo điều kiện cho những hộ nông dân không có đủ vốn để sản xuất dưa hấu.
- Tăng cường hệ thống thủy lợi, nhất là hệ thống tiêu nước để tiêu nước nhanh chống khi gặp mưa lớn đảm bảo năng suất thu hoạch.
Hộ nông dân:
- Các hộ không ngừng nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho dưa hấu, tìm hiểu các giống dưa mới với hiệu quả cao hơn vào sản xuất.
- Tăng cường bón phân chuồng để cải tạo đất, phân chuồng là nguồn tự có, sử dụng nhiều phân chuồng sẽ giảm bớt chi phí phân bón vô cơ giảm bớt chi phí cho người sản xuất.
- Hộ nông dân nên chọn những chân ruộng cao, khu vực ruộng có khả năng tiêu nước để bảo vệ thành quả lao động khi gần thu hoạch mà có mưa to.
- Hộ nông dân tự tìm kiếm cho mình một đầu ra đảm bảo, tìm hiểu giá bán của các chợ ở vùng lân cận để thu được doanh thu cao nhất.
- Phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời tránh trường hợp sâu bệnh lan rộng mới xử lí.