0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÁI VỤ TẠI XÃ HÀM NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 -36 )

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.1.1 Chi phí sản xuất

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa hấu nói riêng để thu được kết quả sản xuất thì ta phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định, đó là chi phí sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất. Nếu chi phí sản xuất cao thì lợi nhuận giảm xuống và kéo theo các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả giảm xuống.

Với sản xuất dưa hấu ở địa phương thì tư liệu sản xuất còn thô sơ, chủ yếu là các công cụ thủ công nên trong tổng chi phí sản xuất tôi chia làm 2 loại: chi phí trung gian và chi phí lao động.

Chi phí trung gian gồm toàn bộ các chi phí về vật chất và dịch vụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Tùy theo từng ngành nghề mà tỉ trọng chi phí trong tổng chi phí khác nhau.

Đối với sản xuất dưa hấu chi phí trung gian là những khoản chi phí mà người dân nông dân đầu tư trực tiếp bằng tiền bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, nilông và chi phí khác. Thuế sử dụng đất không còn nên không được đưa vào chi phí trung gian, chi phí về phân chuồng là khoản chi phí do người sản xuất tự bỏ ra nên tôi không đưa vào chi phí trung gian. Chi phí trung gian tùy thuộc vào năng lực sản xuất của mỗi hộ.

Dưa hấu là loại cây trồng mà yêu cầu nhiều lao động để chăm sóc nên khoản chi phí về lao động là khoản có tỉ trọng lớn trong tổng chi phí. Chi phí lao động được tính trên một sào dưa hấu bằng số công lao động bỏ ra bình quân trên một sào nhân với giá công lao động bình quân tại địa phương là 60.000đ.

Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất tại địa phương được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân cho 1 sào)

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu BQC Trường Niên Trần Xá

Tổng chi phí 2049,92 100 2200.45 100 2011.49 100 1.Chi phí trung gian

-Giống -Phân bón -Thuốc BVTV -Nilông

-Cày bừa và thủy lợi -Chi phí khác 1171,96 175,61 395,26 125,43 173,46 245,86 56,34 57,15 8,56 19,28 6,11 8,46 11,99 2,75 1233,09 200,17 424,52 130,17 179,64 245,61 52,98 56,01 9,09 19,29 5,91 8,16 11,16 2,40 1156,35 169,34 387,79 124,21 171,89 245,92 57,20 57,45 8,41 19,27 6,17 8,54 12,22 2,84 2. Chi phí lao động 877,96 42,85 967,36 43,99 855,14 42,55

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Qua bảng số liệu ta thấy chi phí bình quân cho mỗi sào dưa hấu là 2049,92 ngàn đồng trong đó chi phí trung gian là cao nhất đạt 1171,96 ngàn đồng chiếm 57,15% trong tổng chi phí. Chi phí lao động bình quân là 877,96 ngàn đồng chiếm 42,85%. Trong kết cấu chi phí trung gian thì chi phí về phân bón, cày bừa, thủy lợi phí và nilông là cao nhất.

Chi phí sản xuất có sự khác biệt giữa các hộ điều tra, do chất đất khác nhau về dinh dưỡng nên mức đầu tư tổng chi phí của hai nhóm hộ là khác nhau. Mức đầu tư tổng chi phí của Trường Niên là 2200,45 ngàn đồng còn Trần Xá là 2011,49 ngàn đồng.

Xem xét biến động của từng đối tượng chi phí giữa các nhóm hộ ta thấy, chi phí trung gian của thôn Trường Niên là 1233,09 ngàn đồng còn Trần Xá là 1156,35 ngàn đồng.

Chi phí lao động giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Trường Niên có mức chi phí là 967,36 ngàn đồng/sào còn Trần Xá là 855,14 ngàn đồng/sào.

Trong khoản mục chi phí trung gian thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí về phân bón cho một vụ là 395,26 ngàn đồng chiếm 19,28% trong tổng chi phí sản xuất. Hộ nông dân thường sử dụng phân chuồng, phân NPK, phân đạm, phân kali trong canh tác dưa hấu với số lượng là khác nhau phụ thuộc khả năng đầu tư.

bón, lượng chi phí phân bón cho một vụ là 395,26 ngàn đồng chiếm 19,28% trong tổng chi phí sản xuất. Người dân thường sử dụng phân chuồng, phân NPK, phân đạm, phân kali trong canh tác dưa hấu với số lượng là không giống nhau tùy theo mức đầu tư.

Tiếp theo là khoản chi phí về cày bừa và phí thủy lợi. Do làm dưa hấu trái vụ nên địa phương phải lấy nước ở hói Trúc Ly về các mương lớn rồi từ đây người nông dân lại dùng máy nhỏ bơm lên ruộng nên chi phí về thủy lợi và cày bừa cho một sào bình quân là 245,86 ngàn đồng chiếm 11,99 % trong tổng chi phí.

Tiếp theo là khoản chi phí về giống, nilông. Chi phí về giống chiếm 8,56% trong tổng chi phí, chi phí về nilông trung bình đạt 173,46 ngàn đồng chiếm 8,46%. Chi phí nilông không có sự khác biệt giữa các hộ điều tra. Sự chênh lệch về sử dụng nilông giữa 2 thôn không lớn lắm. Nếu phủ nilông thì năng suất đem lại sẽ cao hơn không phủ. Việc phủ nilông sẽ tạo nhiều ánh sáng cho cây quang hợp thuận tiện, kích thích cây phát triễn mạnh, hạn chế cỏ, bệnh, côn trùng phá hoại, hạn chế được công tưới nước, tránh bốc thoát hơi nước, phân bón không làm xói mòn đất trôi phân. Một cuộn nilông dùng cho từ 1,5 đến 2 sào giá 320 ngàn đồng nếu dùng cẩn thận thì có thể sử dụng cho 2 hoặc 3 vụ.

Chi phí về thuốc bảo vệ thực vật với bình quân chung là 125,42 ngàn đồng/vụ chiếm 6,11% trong tổng chi phí. Dưa hấu là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh phá hoại như bọ trĩ, sâu khoang, bọ dưa, nhện đỏ, rầy mền và các loại bệnh như cháy dây, thối rễ, héo dây, sương mai, thân thư. Người dân sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu.

Thấp nhất trong chi phí trung gian là chi phí khác bao gồm chi phí về điện thắp sáng chống trộm, tre găm nilông, tre lạt giữ cây, đất mùn bỏ hốc cây, những hộ làm diện tích lớn còn có thêm tiền thuê lao động làm đất. Chi phí khác trung bình 1 sào 56,34 ngàn đồng chiếm 2,75% trong tổng chi phí.

Đi sâu vào xem xét mức độ đầu tư phân bón cho sản xuất của các hộ được điều tra thì thực tế cho thấy chi phí về phân vô cơ là rất lớn. Các hộ bón phân hữu cơ là rất thấp trung bình 1 sào từ 2 đến 6 tạ. Phân vô cơ được đầu tư rất cao vì đất để sản xuất dưa hấu

của địa phương là đất ruộng tỷ lệ chất dinh dưỡng thấp. Với phân đạm bình quân 4 – 5 kg/sào; phân NPK bình quân 4,5 kg, phân kali bình quân 4 kg/sào. Tình hình giá vật tư tăng cao, hộ nông dân cần có những quyết định trong đầu tư chi phí phân bón, tăng cường bón phân hữu cơ, giảm phân vô cơ để giảm chi phí.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÁI VỤ TẠI XÃ HÀM NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 -36 )

×