0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÁI VỤ TẠI XÃ HÀM NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 -32 )

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ

2.3.1 Kết quả sản xuất

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa hấu nói riêng để thu được kết quả sản xuất thì ta phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định, đó là chi phí sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất. Nếu chi phí sản xuất cao thì lợi nhuận giảm xuống và kéo theo các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả giảm xuống.

Với sản xuất dưa hấu ở địa phương thì tư liệu sản xuất còn thô sơ, chủ yếu là các công cụ thủ công nên trong tổng chi phí sản xuất tôi chia làm 2 loại: chi phí trung gian và chi phí lao động.

Chi phí trung gian gồm toàn bộ các chi phí về vật chất và dịch vụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Tùy theo từng ngành nghề mà tỉ trọng chi phí trong tổng chi phí khác nhau.

Đối với sản xuất dưa hấu chi phí trung gian là những khoản chi phí mà người dân nông dân đầu tư trực tiếp bằng tiền bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, nilông và chi phí khác. Thuế sử dụng đất không còn nên không được đưa vào chi phí trung gian, chi phí về phân chuồng là khoản chi phí do người sản xuất tự bỏ ra nên tôi không đưa vào chi phí trung gian. Chi phí trung gian tùy thuộc vào năng lực sản xuất của mỗi hộ.

Dưa hấu là loại cây trồng mà yêu cầu nhiều lao động để chăm sóc nên khoản chi phí về lao động là khoản có tỉ trọng lớn trong tổng chi phí. Chi phí lao động được tính trên một sào dưa hấu bằng số công lao động bỏ ra bình quân trên một sào nhân với giá công lao động bình quân tại địa phương là 60.000đ.

Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất tại địa phương được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân cho 1 sào)

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu BQC Trường Niên Trần Xá

Tổng chi phí 2049,92 100 2200.45 100 2011.49 100 1.Chi phí trung gian

-Giống -Phân bón -Thuốc BVTV -Nilông

-Cày bừa và thủy lợi -Chi phí khác 1171,96 175,61 395,26 125,43 173,46 245,86 56,34 57,15 8,56 19,28 6,11 8,46 11,99 2,75 1233,09 200,17 424,52 130,17 179,64 245,61 52,98 56,01 9,09 19,29 5,91 8,16 11,16 2,40 1156,35 169,34 387,79 124,21 171,89 245,92 57,20 57,45 8,41 19,27 6,17 8,54 12,22 2,84 2. Chi phí lao động 877,96 42,85 967,36 43,99 855,14 42,55

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Qua bảng số liệu ta thấy chi phí bình quân cho mỗi sào dưa hấu là 2049,92 ngàn đồng trong đó chi phí trung gian là cao nhất đạt 1171,96 ngàn đồng chiếm 57,15% trong tổng chi phí. Chi phí lao động bình quân là 877,96 ngàn đồng chiếm 42,85%. Trong kết cấu chi phí trung gian thì chi phí về phân bón, cày bừa, thủy lợi phí và nilông là cao nhất.

Chi phí sản xuất có sự khác biệt giữa các hộ điều tra, do chất đất khác nhau về dinh dưỡng nên mức đầu tư tổng chi phí của hai nhóm hộ là khác nhau. Mức đầu tư tổng chi phí của Trường Niên là 2200,45 ngàn đồng còn Trần Xá là 2011,49 ngàn đồng.

Xem xét biến động của từng đối tượng chi phí giữa các nhóm hộ ta thấy, chi phí trung gian của thôn Trường Niên là 1233,09 ngàn đồng còn Trần Xá là 1156,35 ngàn đồng.

Chi phí lao động giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Trường Niên có mức chi phí là 967,36 ngàn đồng/sào còn Trần Xá là 855,14 ngàn đồng/sào.

Trong khoản mục chi phí trung gian thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí về phân bón cho một vụ là 395,26 ngàn đồng chiếm 19,28% trong tổng chi phí sản xuất. Hộ nông dân thường sử dụng phân chuồng, phân NPK, phân đạm, phân kali trong canh tác dưa hấu với số lượng là khác nhau phụ thuộc khả năng đầu tư.

bón, lượng chi phí phân bón cho một vụ là 395,26 ngàn đồng chiếm 19,28% trong tổng chi phí sản xuất. Người dân thường sử dụng phân chuồng, phân NPK, phân đạm, phân kali trong canh tác dưa hấu với số lượng là không giống nhau tùy theo mức đầu tư.

Tiếp theo là khoản chi phí về cày bừa và phí thủy lợi. Do làm dưa hấu trái vụ nên địa phương phải lấy nước ở hói Trúc Ly về các mương lớn rồi từ đây người nông dân lại dùng máy nhỏ bơm lên ruộng nên chi phí về thủy lợi và cày bừa cho một sào bình quân là 245,86 ngàn đồng chiếm 11,99 % trong tổng chi phí.

Tiếp theo là khoản chi phí về giống, nilông. Chi phí về giống chiếm 8,56% trong tổng chi phí, chi phí về nilông trung bình đạt 173,46 ngàn đồng chiếm 8,46%. Chi phí nilông không có sự khác biệt giữa các hộ điều tra. Sự chênh lệch về sử dụng nilông giữa 2 thôn không lớn lắm. Nếu phủ nilông thì năng suất đem lại sẽ cao hơn không phủ. Việc phủ nilông sẽ tạo nhiều ánh sáng cho cây quang hợp thuận tiện, kích thích cây phát triễn mạnh, hạn chế cỏ, bệnh, côn trùng phá hoại, hạn chế được công tưới nước, tránh bốc thoát hơi nước, phân bón không làm xói mòn đất trôi phân. Một cuộn nilông dùng cho từ 1,5 đến 2 sào giá 320 ngàn đồng nếu dùng cẩn thận thì có thể sử dụng cho 2 hoặc 3 vụ.

Chi phí về thuốc bảo vệ thực vật với bình quân chung là 125,42 ngàn đồng/vụ chiếm 6,11% trong tổng chi phí. Dưa hấu là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh phá hoại như bọ trĩ, sâu khoang, bọ dưa, nhện đỏ, rầy mền và các loại bệnh như cháy dây, thối rễ, héo dây, sương mai, thân thư. Người dân sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu.

Thấp nhất trong chi phí trung gian là chi phí khác bao gồm chi phí về điện thắp sáng chống trộm, tre găm nilông, tre lạt giữ cây, đất mùn bỏ hốc cây, những hộ làm diện tích lớn còn có thêm tiền thuê lao động làm đất. Chi phí khác trung bình 1 sào 56,34 ngàn đồng chiếm 2,75% trong tổng chi phí.

Đi sâu vào xem xét mức độ đầu tư phân bón cho sản xuất của các hộ được điều tra thì thực tế cho thấy chi phí về phân vô cơ là rất lớn. Các hộ bón phân hữu cơ là rất thấp trung bình 1 sào từ 2 đến 6 tạ. Phân vô cơ được đầu tư rất cao vì đất để sản xuất dưa hấu

của địa phương là đất ruộng tỷ lệ chất dinh dưỡng thấp. Với phân đạm bình quân 4 – 5 kg/sào; phân NPK bình quân 4,5 kg, phân kali bình quân 4 kg/sào. Tình hình giá vật tư tăng cao, hộ nông dân cần có những quyết định trong đầu tư chi phí phân bón, tăng cường bón phân hữu cơ, giảm phân vô cơ để giảm chi phí.

2.3.1.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu trái vụ

Kết quả sản xuất chính là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều mà bất cứ một người sản xuất nào cũng quan tâm. Kết quả sản xuất chính là cái mà người sản xuất đạt được sau một quá trình sản xuất, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc đầu tư, công tác tổ chức sản xuất, việc lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào.

Để đánh giá kết quả sản xuất tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu: giá trị sản xuất/ sào, giá trị gia tăng/sào, giá trị sản xuất/công lao động, giá trị gia tăng/công lao động.

Hiện nay ở địa phương không còn thuế nông nghiệp, nên trong sản xuất nông nghiệp không cần phải lấy khấu hao về sử dụng đất đai nên thu nhập hỗn hợp của người dân chính bằng giá trị gia tăng. Giá trị sản xuất (GO) chính là doanh thu tiêu thụ của sản xuất dưa hấu.

Kết quả sản xuất dưa hấu của dưa hấu của các hộ nông dân được cho ở bảng số liệu:

Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ

Chỉ tiêu ĐVT BQC Trường Niên Trần Xá

GO/sào 1000đ/sào 3156,74 3450,87 3081,69

IC/sào 1000đ/sào 1171,96 1233,09 1156,35

VA/sào 1000đ/sào 1984,76 2217,75 1925,31

GO/Lđ 1000đ/ngày 215,73 214,03 216,22

VA/Lđ 1000đ/ngày 135,64 137,55 135,08

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Với năng suất bình quân của 1 sào dưa hấu là 0,91 tấn với giá bán trung bình là 3500 đ/kg thì bình quân GO/sào đạt 3156,74 ngàn đồng. Với chi phí trung gian bình quân/ sào là 1171,96 ngàn đồng. Thì mỗi sào người sản xuất thu được giá trị gia tăng là 1984,76 ngàn đồng.

Tính cho 1 công lao động giá trị sản xuất là 215,73 ngàn đồng, giá trị gia tăng là 135,63 ngàn đồng.

Xem xét các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các thôn có sự khác biệt.

Đối với Trường Niên nhờ sự đầu tư về chi phí trung gian cao hơn nên năng suất cao điều đó dẫn tới GO tính cho một sào dưa hấu trái vụ đạt 3450,87 sau khi trừ đi chi phí trung gian thì giá trị gia tăng là 2217,75 ngàn đồng/sào. Nếu tính cho một ngày công lao động thì giá trị đạt được là 214,03 và 137,55 ngàn đồng.

Trần Xá do đầu tư ít hơn về chi phí trung gian nên GO đạt được trên 1 sào là 3081,69 ngàn đồng, giá trị gia tăng là 1925,31 ngàn đồng. Do sử dụng ít công lao động hơn trong khâu chăm sóc nên một ngày lao động thì giá trị GO đạt được là 216,22 ngàn đồng, giá trị gia tăng đạt được là 135,08 ngàn đồng/công lao động.

Đối với hộ sản xuất dưa hấu thì giá trị gia tăng là một chỉ tiêu quan trọng. Nếu giá trị sản xuất đạt mức cao nhưng chi phí trung gian lớn thì giá trị gia tăng sẽ thấp. Đầu tư chi phí cao chưa chắc giá trị sản xuất đã cao.

Các chỉ tiêu kết quả sản xuất của dưa hấu tính bình quân/sào hay tính cho 1 ngày công lao động là khá cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, tiềm năng sản xuất của địa phương vẫn chưa sử dụng và khai thác hết. Điều kiện tự nhiên (lũ

lụt, hạn hán); điều kiện về kinh tế xã hội (điều kiện về cơ sở hạ tầng); tập quán canh tác khả năng đầu tư của các hộ gia đình là những tồn tại khiến cho kết quả thu được chưa cao lắm. Để nâng cao năng suất dưa hấu trái vụ, cần đầu tư thâm canh về giống và phân bón cho sản xuất. Sự thay đổi chính sách, nhận thức về sản xuất của người nông dân sẽ là động lực nâng cao năng suất, giá bán.

2.3.2 Hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ

2.3.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu

Hiệu quả kinh tế là một thước đo biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất.

Một số chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp cũng như sản xuất dưa hấu được tôi sử dụng trong đề tài như: Hiệu suất GO/IC, Năng suất/sào, Hiệu suất VA/IC.

Kết quả được tính ở bảng dưới đây:

Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu (Tính bình quân cho 1 sào)

Chỉ tiêu ĐVT BQC Trường Niên Trần Xá

GO/IC Lần 2,69 2,79 2,66

VA/IC Lần 1,69 1,79 1,66

Năng Suất Tấn/sào 0,91 0,98 0,88

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất dưa hấu ở địa phương bình quân là 0,91 tấn/sào. Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu GO/IC ta thấy bình quân chung là 2,69 lần có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 2,69 đồng giá trị sản xuất, đây là một tỷ suất khá cao. Trường Niên chỉ tiêu GO/IC đạt mức cao nhất là 2,79 lần trong khi chỉ tiêu này đối với Trần Xá là 2,66 lần.

Trong các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất thì chỉ tiêu quan trọng nhất là VA/IC. Chỉ tiêu này tính chung cho các hộ điều tra là 1,69 lần, có nghĩa là

cứ 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 1,69 đồng giá trị gia tăng (thu nhập) cho người sản xuất. Với chỉ tiêu này thì các hộ thuộc Trần Xá đạt mức cao nhất với 1,79 lần còn Trường Niên là 1,66 lần.

Hiệu suất VA/IC là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ nhưng cái mà hộ sản xuất dưa hấu quan tâm là giá trị gia tăng hay thu nhập tuyệt đối mà họ nhận được vì vậy chỉ tiêu VA có ý nghĩa rất lớn. Khi tăng mức đầu tư thì thu nhập của các hộ sẽ gia tăng qui mô đầu tư.

Sản xuất dưa hấu trái vụ của các hộ nông dân Hàm Ninh đã mang lại hiệu quả kinh tế, đem lại nguồn thu nhập cho các nông hộ, giải quyết một phần lao động nhàn rỗi. Việc đầu tư chi phí trung gian hợp lý, bón phân đúng kỹ thuật sẽ có hiệu quả cao.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu thì nên tăng đầu tư thâm canh, đưa mới có năng suất cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhiều hơn, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các hộ sản xuất giỏi, tiềm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ ở xã Hàm Ninh ở xã Hàm Ninh

2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Đặc biệt vì nếu được bồi dưỡng cải tạo, sử dụng hợp lý thì sẽ thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Quan trọng vì con người không thể tiến hành tổ chức sản xuất nếu như không có đất. Vị trí đất đất đai quyết định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khác.

Tôi tiến hành phân tổ diện tích gieo trồng để xem liệu qui mô đất đai có ảnh hưởng đến hiệu quả, kết quả sản xuất dưa hấu không.

Ta có bảng sau:

Bảng 11: Ảnh hưởng của diện tích đất đai đến hiệu quả sản xuất dưa hấu

STT Phân theo quy mô (m2) Số hộ % Diện tích bq (sào) GO/sào (1000đ) VA/sào (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) 1 < 2000m2 22 44 2,80 3306,80 2249,09 2,75 1,87 2 2000 - 3000m2 14 28 5,17 3263,12 2058,39 2,71 1,71 3 > 3000m2 14 28 10,57 3040,98 1897,22 2,65 1,65

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Diện tích sản xuất dưa hấu bình của các hộ được điều tra là 2804 m2. Nếu phân theo diện tích sản xuất thì có sự chênh lệch rất lớn giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ có diện tích dưới 2000m2 chiếm đa số với 22 hộ chiếm 44 % tổng số hộ với diện tích dưa hấu bình quân là 2,8 sào/hộ. Hai nhóm có diện tích gieo trồng dưa hấu trái vụ từ 2000- 3000m2 và trên 3000m2 cùng chiếm 28% tổng số hộ. Nhóm hộ có diện tích từ 2000 – 3000m2 có 14 hộ với diện tích gieo trồng bình quân là 5,17 sào/hộ. Nhóm hộ có diện tích trên 3000m2 có diện tích gieo trồng bình quân là 10,57 sào/ hộ.

Trong sản xuất nông nghiệp qui mô diện tích ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho hoạt động sản xuất. Qua bảng số liệu ta thấy đối với những hộ có quy mô diện tích gieo trồng dưa hấu dưới 2000m2 là những hộ nông dân sản xuất đạt kết quả và hiệu quả cao nhất với GO/sào đạt 3306,80 ngàn đồng, VA/sào đạt 2249,09 ngàn đồng; VA/IC đạt 1,87 lần; GO/IC đạt 2,75 lần.

Tiếp đến là nhóm hộ có qui mô đất đai từ 2000 – 3000m2 có GO/sào; VA/sào lần lượt là 3263,12 ngàn đồng và 2058,39 ngàn đồng.

Cuối cùng là nhóm hộ có qui mô gieo trồng dưa hấu lớn hơn 3000m2 là những hộ có kết quả và hiệu quả sản xuất thấp nhất. Khi diện tích gieo trồng dưa hấu càng cao thì

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÁI VỤ TẠI XÃ HÀM NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 -32 )

×