Ở Việt Nam trước khi xuất hiện đồng tiền, đã có sự trao đổi tự nhiên về sau phát triển việc trao đổi ngang giá; một số sắn đổi lấy một buồng chuối, một rổ khoai đổi lấy một rổ rau, ...Dần dần việc trao đổi ngang giá không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội nên đã xuất hiện loại vật làm mốc để đo được giá trị nhiều sản phẩm hơn, có thể là vỏ sò, súc vật, da lông, sọ người, đuôi lợn, răng chó,...
Đồng tiền đúc có niên đại sớm nhất ở nước ta mang niên hiệu Thiên Đức của Lý Nam Đế thuộc triều Lý, năm Giáp Tý 544 đến năm Mậu Thìn 548. Những triều đại
phong kiến về sau tiếp tục cho đúc tiền theo niên hiệu của mình để làm phương tiện trao đổi. Khi thực dân Pháp tràn vào xâm lược nước ta, nhân dân ta đang sử dụng ba loại tiền: bạc con rồng thời vua Càn Long, bạc Mê-hi-cô do người Tây Ban Nha đưa vào, đồng đô la Mỹ đúc để tiêu dùng ở vùng Viễn Đông.
Đến năm 1864, quân viễn chinh Pháp cho lưư hành đồng 5 France và đồng xu của Pháp theo giá 5.53 France đổi 1 đồng bạc Mê-hi-cô. Sau đó năm 1876, Pháp thành lập Ngân hàng Đông Dương để tránh sự phức tạp khi có quá nhiều loại tiền trong lưu thông. Sau một thời gian chuẩn bị, đầu năm 1946 đồng tiền Việt Nam đã chính thức có mặt trên thị trường với các mệnh giá 100; 50; 20; 10; 5; 1 đồng và 5; 2 hào, tiền kim loại có các loại 2 đồng bằng đồng, 1 đồng, 5 hào và 20 xu bằng nhôm theo giá 1 đồng Việt Nam bằng 1 đông tiền Đông Dương. Trong thời gian này, đồng tiền Đông Dương vẫn tồn tại song song gây nhiều bất lợi cho chúng ta về nhiều mặt.
Đến ngày 22/9/1975 Chính phủ thu hồi tiền giấy của chính quyền cũ theo tỷ lệ 1 đồng Ngân hàng Việt Nam mới bằng 500 đồng Sài Gòn cũ, tình hình lưu thông tiền tệ ở cả hai miền chịu ảnh hưởng của lạm phát gia tăng. Ngày 3/5/1978 bắt đầu việc thu đổi tiền Ngân hàng cũ, phát hành giấy bạc mới trên cả hai miền đất nước, chính thức thống nhất đồng tiền mới. Năm 1985 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại đổi tiền một lần nữa