Góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng đôla hoá nền kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn điều kiện và lộ trình để đồng tiền việt nam trở thành đồng tiền chuyển đổi (Trang 33)

Trước hết, cần hiểu đô la hoá nền kinh tế theo các chuyên gia của IMF là tình

trạng dân chúng (người cư trú) nắm giữ một tỷ lệ có ý nghĩa trong cơ cấu tài sản của

họ dưới hình thức đồng đô la. IMF cũng đưa ra tỷ lệ để xác định một nền kinh tế bị đô

la hoá cao là khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối

lượng tiền tệ mở rộng M2 bao gồm tiền mặt lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Theo tiêu chí này, hầu hết các nước đang phát triển, nơi mà nền kinh tế còn kém phát triển và do đó đồng bản tệ chưa thực sự mạnh đều nằm trong tình trạng đô la hoá trầm trọng.

Đô la hoá có thể đem lại một vài lợi ích song tác hại của nó là điều có thể thấy rõ, điển hình là sự phụ thuộc, thiếu tự chủ trong chính sách tiền tệ quốc gia, là sự leo thang của các hoạt động kinh tế ngầm,... Tuy nhiên, đó lại là tình trạng không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế mở đối với mọi quốc gia khi động bản tệ chưa thực sự mạnh.

Ở đây tồn tại một mối liên hệ ràng buộc đòi hỏi các quốc gia phải hết sức thận trọng khi thiết lập cơ chế chuyển đổi cho đồng bản tệ. Đó là khi đồng bản tệ có quyền tự do chuyển đổi, đặc biệt là chuyển đổi đối nội, người dân hoàn toàn tự do trong việc mua sắm và nắm giữ ngoại tệ thì đồng bản tệ rất dễ bị đẩy ra khỏi lưu thông dẫn đến tình trạng đô la hoá hoàn toàn nền kinh tế nếu như đồng bản tệ chưa thực sự mạnh và các điều kiện tiền đề chưa được thiết lập đầy đủ.

Một phần của tài liệu luận văn điều kiện và lộ trình để đồng tiền việt nam trở thành đồng tiền chuyển đổi (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)