Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì :

Một phần của tài liệu CN8HKII (Trang 46 - 51)

- Nối mạch điện như hình vẽ bên. Mở công tắc K, quan sát xem bóng đèn có sáng không?

- Dòng điện sẽ đi như thế nào trong mạch điện? - Quan sát mạch điện khi khoá K đóng? Dòng điện đi như thế nào trong mạch điện, có đi qua bóng đèn không?

- Hiện tượng này được gọi là hiện tượng gì của mạch điện?

- Làm thí nghiệm khi khoá K đóng, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

- Thay dây chì mới, làm lại thí nghiệm một lần nữa. - Sau khi quan sát hiệ tượng xảy ra, hãy nêu chức năng của cầu chì trong mạch điện.

- HS lắng nghe, theo dõi và nắm bắt thông tin.

2 : GV tổ chức cho HS thực hành.

- HS làm việc .

3 : Báo cáo kết quả thực hành :

- Báo cáo kết quả thực hành của mình vào giấy theo mẫu trang 182/SGK

4. Hướng dẫn về nhà:

- Xem và nghiên cứu các thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà.

X6V ~ 6V ~

K

X

Bài 53 : THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

I. MỤC TIÊU :

- HS hiểu được công dụng, cấu tạo của cầu chì và aptomat.

- HS hiểu được nguyên lý làm việc, vị trí lắp đặt của những thiết bị nêu trên trong mạch điện.

II. CHUẨN BỊ :

- Tranh vẽ về cấu tạo của cầu chì.

- Một số thiết bị : Cầu chì các loại, aptomat.

III. TIẾN TRÌNH :1. Ổn định : 1. Ổn định : 2. Bài cũ :

Hãy trình bày các thiết bị đóng cắt mạnh điện trong gia đình.

3. Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng

HĐ 1 : Tìm hiểu về cầu chì :

- Hãy cho biết công dụng của cầu chì trong mạch điện?

- Theo em cầu chì gồm những bộ phận nào?

- Vỏ cầu chì thường được làm bằng vật liệu gì?

- Bộ phận quan trọng nhất của cầu chì là gì?

- Hãy kể một số dạng cầu chì mà em gặp trong thực tế?

- Nguyên tắc bảo vệ của cầu chì là như thế nào? - Cầu chì dùng để bào vệ đồ dùng điện và mạch điện khi gặp các sự cố điện. - Gồm vỏ, dây chì và các cực giữ dây.

- Vỏ cầu chì thường được làm bằng nhựa hoặc sứ. - Bộ phận quan trọng nhất của cầu chì là dây chảy bằng chì.

- Cầu chì hộp, cầu chì ống…

- Khi dòng điện tăng quá giá trị định mức, dây chì nóng chảy và bị đứt làm hở mạch điện.

I. Cầu chì :

1. Công dụng :

Cầu chì là loại thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.

2. Cấu tạo và phân loại :

a. Cấu tạo :

Gồm 3 bộ phận chính :

+ Vỏ : thường được làm bằng sứ, nhựa hoặc thuỷ tinh.

+ Các cực giữ dây chảy và dây dẫn điện : thường làm bằng đồng.

+ Dây chảy : Thường làm bằng chì.

b. Phân loại :

Có nhiều loại cầu chì. Theo hình dạng : cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút …

3. Nguyên lý làm việc :

Bộ phận quan trọng nhất là dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ. Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức, dây chảy cầu chì nóng chảy và bị đứt làm mạch điện hở.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng

HĐ 2 : Tìm hiểu về Aptomat

- Công dụng của Aptomat là gì?

- Aptomat có ưu điểm gì so với cầu chì và cầu dao?

- Aptomat dùng để bảo vệ và cắt mạch điện khi có sự cố điện.

- Sau khi sửa chữa khắc phục sự cố xong, ta dễ dàng đóng điện trở lại để mạch điện được vận hành dễ dạng hơn so với cầu dao và cầu chì.

II. APTOMAT :

Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu chì và cầu dao.

4. Củng cố:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/186 - Trả lời câu hỏi trong SGK/186

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài.

Tiết 62 : Thực Hành : CẦU CHÌ

I. MỤC TIÊU :

- HS mô tả được nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của cầu chì trong mạch điện.

II. CHUẨN BỊ :

- Vật liệu, thiết bị :

+ Máy biến áp 220V / 6V. + 4 đoạn dây dài 5cm loại 1A. + 3m dây điện.

+ 1 bộ đui đèn và bóng đèn 6V – 3W. + 1 công tắc điện, 1 cầu chì hộp. - Mẫu báo cáo của HS.

III. TIẾN TRÌNH :1. Ổn định : 1. Ổn định : 2. Bài cũ :

Hãy trình bày công dụng, cấu tạo, phân loại và nguyên tắc hoạt động của cầu chì.

3. Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ 1 : Tìm hiểu yêu cầu – nội dung của bài thực

hành.

- Cho HS đọc và nghiên cứu yêu cầu và nội dung của bài thực hành trong SGK/187.

- Đọc và nắm bắt thông tin.

HĐ 2 : GV hướng dẫn HS thực hành :

I. So sánh dây chì và dây đồng :

- So sánh dây chì với một đoạn lõi dây điện bằng đồng? Chúng khác nhau như thế nào? Dây nào cứng hơn?

- Đốt một đoạn dây chì và dây đồâng. Dây nào dễ nóng chảy hơn?

- Hãy gải thích tại sao người ta dùng dây chì để bảo vệ mạch điện khỏi hiện tượng ngắn mạch?

II. Thực hành trường hợp mạch điện làm việc bình thường : bình thường :

- Nối mạch điện như hình vẽ bên. Đóng công tắc K, quan sát xem bóng đèn có sáng không?

- HS lắng nghe, theo dõi và nắm bắt thông tin.

X6V ~ 6V ~

- Tắc công tắc K, làm đứt dây chì, sau đó đóng công tắc K lại. Bóng đèn có sáng không?

- Có nhận xét gì về chức năng của dây chì trong trường hợp mạch điện làm việc bình thường?

III. Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì :

- Nối mạch điện như hình vẽ bên. Mở công tắc K, quan sát xem bóng đèn có sáng không?

- Dòng điện sẽ đi như thế nào trong mạch điện? - Quan sát mạch điện khi khoá K đóng? Dòng điện đi như thế nào trong mạch điện, có đi qua bóng đèn không?

- Hiện tượng này được gọi là hiện tượng gì của mạch điện?

- Làm thí nghiệm khi khoá K đóng, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

- Thay dây chì mới, làm lại thí nghiệm một lần nữa. - Sau khi quan sát hiệ tượng xảy ra, hãy nêu chức năng của cầu chì trong mạch điện.

2 : GV tổ chức cho HS thực hành.

- HS làm việc .

3 : Báo cáo kết quả thực hành :

- Báo cáo kết quả thực hành của mình vào giấy theo mẫu trang 188/SGK

4. Hướng dẫn về nhà:

- Xem và nghiên cứu các sơ đồ điện.

X

Bài 55 : SƠ ĐỒ ĐIỆN

I. MỤC TIÊU :

- HS hiểu được khái niệm sơ đồ, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện. - HS đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà.

II. CHUẨN BỊ :

- Bảng ký hiệu sơ đồ điện (để trống phần ký hiệu hoặc phần tên gọi của ký hiệu). - Mô hình mạch điện chiếu sáng trên bảng gỗ hoặc bìa cứng.

III. TIẾN TRÌNH :1. Ổn định : 1. Ổn định : 2. Bài cũ :

Hãy trình bày công dụng, cấu tạo, phân loại và nguyên tắc hoạt động của cầu chì.

3. Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng

HĐ 1 : Tìm hiểu về sơ đồ điện :

- Hãy cho mạng điện của gia đình em gồn những thiết bị và đồ dùng điện nào?

- Hãy thử tưởng tượng nếu ta vẽ mạng điện đó trên giấy thì sự phức tạp là như thế nào?

- Theo em để việc biểu diễn mạng điện đó trên giấy được đơn giản, dễ dàng ta cần phải có những gì?

- Sự phức tạp sẽ rất lớn vì có nhiều loại thiết bị, đồ dùng điện khác nhau, có nhiều đường dây điện chéo nhau, nối nhau…

- Cần có các ký hiệu, quy ước thống nhất để biểu diễn các mạch điện, mạng điện.

Một phần của tài liệu CN8HKII (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w