Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết

Một phần của tài liệu GIáo án ngữ văn 10 -tập 2 (Trang 30 - 32)

1. Câu1: Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo

- Lưu Bị quyết bền chí mưu nghiệp lớn giúp nhà Hán dựng lại cơ đồ nhưng thất bại phải ở nhờ Tào Tháo ở Hứa Đô. Sợ Tào nghi ngờ, tìm cách cản trở hoặc hãm hại, Lưu phải bày kế che mắt, làm vườn chăm chỉ và giấu cả hai em. (Hai em đau biết ý anh!) Bởi vậy khi Tào đột ngột gọi đến, Lưu giật mình, lo lắng nghĩ rằng Tào đã nghi ngờ mình. Đến nơi, câu hỏi nắn gân của Tào lại càng khiến Lưu sợ tái mặt. Mãi đến khi Tào nói mục đích của việc gặp gỡ Lưu mới tạm yên lòng.

- Câu hỏi của Tào về anh hùng thiên hạ, Lưu một mực tỏ ra không biết, lại đưa ra hết người này đến người khác để Tào nhận xét, đáng gía. Lưu cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình. Nhưng đến khi Tào chỉ vào Lưu và vào y nói: Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo mà thôi! Thì Huyền Đứcsợ đến mức rụng rời chân tay luống cuống, đánh rơi cả chiếc thìa đũa đang cầm trên tay. Vì sao Lưu sợ đến thế?

+ Vì ông đang cố giấu mình, đang cố tỏ ra mình là người tầm thường, bất tài, đang ăn nhờ ở đậu nơi Tào. Nếu Tào biết được mục đích thật sự của Lưu, biết được chí khí thật sự của Lưu, lại công nhận Lưu là một anh hùng hàng thiên hạ, thì với bản chất tàn ác, nham hiểm và đa nghi vốn có, liệu Tào còn để Lưu sống sót. Đó là phút giây sợ hãi thực sự. May thay, trời cứu Lưu một bàn thua trông thấy và cũng nhờ tính không khéo, tinh tế của Lưu: sắm sét nổ vang, Lưu từ từ nhặt chiếc thìa lên vừa nói: Gớm thật, tiếng sấm dữ quá!

Câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp. Tào Tháo hết nghi ngờ, nói đùa: “Trượng phu cũng sợ sấm à?” Lưu đã diễn màn kịch thành công trước kẻ thù suốt đời của mình.

Tóm lại: Tính cách của Lưu là trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.

2. Câu 2: Tính cách của Tào Tháo

- Một nhà chính trị tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn đời;

- Một tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: Thà ta phụ người chớ không để người phụ ta!

3. Câu 3: Những điểm khác nhau về tính cách giữa Tào Tháo và Lưu Bị trong đoạn trích

Tào Tháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng)

- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu. - Tự tin, đày bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người.

- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác - Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.

- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù vô cùng nham hiểm (Huyền Đức từng nhận mật chiếu của vua Hán quyết diệt Tháo để lập lại cơ đồ nhà Hán).

- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào.

- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình.

4. Câu 4:Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn là bởi:

- Như một trò chơi trí tuệ mà ẩn chứa đầy hiểm nguy không lường hết được. Một kẻ cố tìm, quyết tìm và không tìm được, một người cố trốn và trốn thoát.

- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng thiên hạ…

- Cuộc đối thoại giữa Tào và Lưu lên đến đỉnh điểm tạo sức hấp dẫn sâu sắc nhất.

4- Củng cố - Dặn dò:

1. Đọc tham khảo toàn truyện Tam Quốc diễn nghĩa

2. Chuẩn bị “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” theo hướng dẫn SGK.

Tiết: 76-77

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

Tác giả Đặng Trần Côn

Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm

A- Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Học sinh nắm được khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm, gía trị nội dung và gía trị nghệ thuật;

- Đánh giá đóng góp của tác phẩm cho nền văn học trung đại thế kỉ XVIII - Tâm trạng đau đớn xót xa của người chinh phụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ: ? Ấn tượng của em về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.

3- Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Tiết1 Học sinh đoạ SGK. - Em biết gì về tác giả Đặng Trần I- Tìm hiểu chung 1- Tác giả - Dịch giả a. Đặng Trần Côn:

Côn?

- Điều lưu ý về dịch giả? -Giáo viên: hướng dẫn học sinh tìm

hiểu thêm về Phan Huy Ích. ? Tác phẩm Chinh phụ ngâm có những đặc điểm nổi bật nào. So sánh nguyên tác và bản diễn Nôm.

Học sinh đọc văn bản - Giáo viên giải nghĩa từ khó. - Vị trí và bố cục của đoạn trích?

-Tám câu thơ đầu mở ra hình ảnh người chinh phụ hiện lên như thế

nào?

Nhận xét gì về không gian mở ra trong câu thơ?

-Nghệ thuật miêu tả tâm trạng? -Âm điệu thơ triền miên và lối điệp

ngữ liên hoàn

? Hình ảnh nào gây ấn tượng.

Tiết 2

- Là người thông minh, học giỏi;

- Tác phẩm: Chinh phụ ngâ, thơ, phú chữ Hán,… b. Đoàn Thị Điểm (1705-1748):

- Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay là Hưng Yên)

- Nổi tiếng thông minh, lấy chồng muộn (37 tuổi);

- Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hàn Truyền kì tân phả.

2- Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”:

- Nguyên tác là thể ngâm khúc; thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau).

- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc; thể thơ song thất lục bát.

- Gía trị nội dung: thể hiện nội tâm của người chinh phụ khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà; nỗi mong đợi, khát khao hạnh phúc lứa đôi.

- Giá trị nghệ thuật: bút pháp tự sự trữ tình và miêu tả nội tâm sâu sắc.

Một phần của tài liệu GIáo án ngữ văn 10 -tập 2 (Trang 30 - 32)