Tìm hiểu đoạn trích:

Một phần của tài liệu GIáo án ngữ văn 10 -tập 2 (Trang 29 - 30)

1. Vị trí

- Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm.

“Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.

2. Đọc - hiểu đoạn trích

a. Hình tượng nhân vật Trương Phi (Trương Dực Đức): * Hành động:

+ Nghe tin Quan Công đến: “… chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc…”

+ Khi gặp Quan Công: “… mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...” => Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.

* Lời nói:

+ Xưng hô “mày”, “tao”, nói Quan Công bội nghĩa,… + Lí lẽ của Trương là: lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ + Không nghe lời khuyên của bất cứ ai.

=> Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy. * Ứng xử, thái độ:

+ Kiên quyết dang tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công trong ba hồi trống.

+ Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường.

* Tiểu kết: Hình tượng Trương Phi tuyệt đẹp: dũng cảm, cương trực, trong sáng vô ngần,….

b. Hình tượng nhân vật Quan Công (Vân Trường hay Quan Vũ): * Hành động:

+ Một lòng tìm về đoàn tụ anh em;

+ Mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin;

+ Gặp Trương Phi: giao long đao cho Châu Thương cầm; + Tránh né và không phản kích.

+ Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để minh oan cho bản thân.

* Thái độ, ngôn ngữ:

+ Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi;

+ Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa?; đừng nói vậy oan uổng quá!;...”

* Tiểu kết: Quan Công là người rất mực trung nghĩa. Tấm lòng Vân Trường luôn son sắt thủy chung nhưng cũng rất bản lĩnh và kiêu hùng.

c. Ý nghĩa (âm vang) hồi trống Cổ Thành:

- Hồi trống biểu dương sức mạnh chiến thắng hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ.

- Hồi trống Cổ Thành: hồi trống giải nghi với Trương Phi, minh oan cho Quan Vũ; biểu dương tinh thần khí phách, hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng

- Hồi trống tạo ra không khí hào hùng, hoành tráng và mạnh mẽ cho “màn kịch” Cổ Thành.

trích?

- Đọc phần Ghi nhớ.

5- Dặn dò:

- Nắm nội dung bài.

- Chuẩn bị “Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” theo hướng dẫn SGK.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Biểu dương lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng của Trương Phi và Quan Công.

2. Nghệ thuật

- Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc; - Xung đột kịch rõ nét.

Đọc thêm

TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG

(Trích: Tam quốc diễn nghĩa)

- La Quán Trung -

A- Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Hiểu được từ quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể chuyện gaìu kịch tính, rất hấp dẫn của tác giả.

B- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ: ?Ấn tượng của em về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.

3- Giới thiệu bài mới:

I-

Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản

1. Học sinh đọc sgk/tr80,81 2. Giải thích từ khó (sgk)

3. Giới thiệu: Bị Lã Bố lừa đánh chiếm Từ Châu, ba anh em Lưu - Quan - Trương đành đến Hứa Đô nương nhờ Tào Tháo, chờ thời cơ để lại ra đi mưu đồ nghiệp lớn.

-Luận anh hùng là một hồi đặc sắc, độc đáo của Tam quốc diễn nghĩa. Chỉ qua một tiệc rượu nhỏ với mơ, khi trời nổi cơn dông gió, hai người bàn luận về anh hùng trong thiên hạ, người đọc đựơc thưởng thức bao điều thú vị về tính cách con người, về quan niệm anh hùng của những anh hùng và gian hùng thời cổ trung đại Trung Hoa.

Một phần của tài liệu GIáo án ngữ văn 10 -tập 2 (Trang 29 - 30)