Quyền và nghĩa vụ tài sản của con đối với cha mẹ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 68 - 70)

II. Quan hệ tài sản giữa cha, mẹ và con

B. Quyền và nghĩa vụ tài sản của con đối với cha mẹ

Quyền và nghĩa vụ của con có tài sản riêng. Con chỉ có thể tự mình quản lý tài sản riêng khi đủ 15 tuổi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 45 khoản 1). Và cũng từđộ tuổi đó, con có quyền tự mình xác lập các giao dịch có tính chất tài sản mà không cần sựđồng ý của cha mẹ, trừ những giao dịch mà pháp luật chỉ cho phép người đã thành niên xác lập (BLDS 2005 Điều 20). Trong mọi trường hợp, khi sử dụng, định đoạt các tài sản của mình, con phải quan tâm đến những hệ quả có thể có của các giao dịch mà mình xác lập đối với đời sống chung của gia đình. Luật nói rằng con từđủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 44 khoản 2); nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình (cùng điều luật).

Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 35, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Quy tắc này được nhắc lại và được cụ thể hóa tại Điều 36 khoản 2: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con, thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.

Quyền của con đối với tài sản của cha mẹ. Con không có quyền gì đối với tài sản của cha mẹ, chừng nào cha mẹ còn sống. Cha mẹ già yếu vẫn tự mình quản lý tài sản của mình, tự mình thu và hưởng hoa lợi từ tài sản của mình. Trong trường hợp cha và mẹ mất năng lực hành vi, thì con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ (BLDS 2005 Điều 62 khoản 2); nếu con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ (cùng điều luật). Nếu cha mẹ được đặt dưới chế độ giám hộ và con được giao nhiệm vụ giám hộ, thì con quản lý tài sản của cha mẹ theo các quy định chung về quản lý tài sản của người được giám hộ, bản thân tư cách “con” không làm phát sinh quyền của người mang tư cách đó đối với tài sản của người được giám hộ.

Quyền thừa kế của con đối với di sản của cha mẹ. Trong luật hiện hành, con là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ. Trong trường hợp cha hoặc mẹ chết không để lại di chúc, thì con được gọi để nhận di sản bên cạnh mẹ hoặc cha còn sống và cha mẹ của người chết (tức là ông bà của con). Thế nhưng, không phải con nào cũng là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc của cha mẹ: trong trường hợp cha, mẹđịnh đoạt phần lớn tài sản bằng di chúc cho người khác, thì chỉ con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động và túng thiếu mới được bảo đảm có một phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, trong trường di sản được chia theo pháp luật.

PHN TH BA ****** ******

CHM DT CÁC MI LIÊN H GIA ĐÌNH

Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân. Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân, trên thực tế, có thểđược xếp thành ba nhóm.

- Vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết (gọi chung là chết); - Vợ và chồng ly hôn;

- Vợ và chồng không sống chung nhưng không tiến hành thủ tục ly hôn.

Trong trường hợp thứ ba, luật Việt Nam vẫn xem các đương sự là vợ và chồng hợp pháp và vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau.

Trong hai trường hợp đầu, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng trở thành người độc thân sau khi hôn nhân chấm dứt và có quyền kết hôn với người khác. Thế nhưng, khác với vợ (chồng) ly hôn, vợ chồng còn sống sau khi hôn nhân chấm dứt do có người chết còn mang thêm tư cách vợ (chồng) goá và chính tư cách này khiến cho người còn sống có một số quyền được thừa nhận, trong tục lệ hoặc trong luật, mà người ly hôn không có. Luật thừa nhận rằng khi vợ hoặc chồng chết, thì chồng hoặc vợ còn sống có quyền hưởng di sản theo pháp luật với tư cách là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất. Trong trường hợp người chết lập di chúc giao tài sản của mình cho người khác, thì vợ hoặc chồng còn sống có quyền hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc và được luật cho phép nhận một phần di sản bằng 2/3 suất thừa kế mà người này được hưởng trong trường hợp toàn bộ di sản được chuyển giao theo pháp luật (BLDS Điều 669).

Các hệ quả về tài sản mang tính chất của quyền thừa kế liên quan đến vợ hoặc chồng còn sống trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do có người chết là một đề tài rất lớn sẽđược nghiên cứu riêng. Sự duy trì quan hệ hôn nhân, chấm dứt về mặt pháp lý sau khi có một người chết, trong tâm trí của người còn sống, về phần mình, không phải là một phần chủđề của tập sách này.

Ta còn lại trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân do ly hôn.

MC I. KHÁI NIM CHUNG V LY HÔN

******

Định nghĩa. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép

thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thểđược khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)