Thông thường, người có nghĩa vụ cấp dưỡng muốn chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng mà không đạt được thoả

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 113 - 115)

D. Ấn định mức cấp dưỡng

83 Thông thường, người có nghĩa vụ cấp dưỡng muốn chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng mà không đạt được thoả

thuận với người được cấp dưỡng, thì sẽ tựđộng ngưng hoặc cắt giảm mức cấp dưỡng. Khi đó, người được cấp dưỡng mà không đồng ý với việc ngưng cấp dưỡng hoặc cắt giảm mức cấp dưỡng sẽ kiện ra Toà án và ta có một vụ kiện về vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng.

nhắc nhở, cũng không than phiền. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho thẩm phán, nếu các bên chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo thoả thuận mặc nhiên rồi sau đó một thời gian, người có quyền được cấp dưỡng lại yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trở lại, thậm chí, cấp dưỡng cả cho thời gian giữa ngày thoả thuận mặc nhiên và ngày yêu cầu cấp dưỡng lại. Nói chung, thực tiễn giao dịch thừa nhận khái niệm “cấp dưỡng không liên tục”: nếu đến kỳ hạn cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ và người được cấp dưỡng không yêu cầu, không đốc thúc mà cũng không nêu lý do, thì có thể coi như người được cấp dưỡng không có nhu cầu được cấp dưỡng; đến hạn kế tiếp, người được cấp dưỡng có yêu cầu, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải đáp ứng, nhưng người được cấp dưỡng chỉ có quyền đòi phần cấp dưỡng tương ứng với kỳ hạn đó chứ không thể đòi cả phần cấp dưỡng của kỳ hạn trước đó (mà mình đã không đòi).

Hiệu lực của việc chấm dứt nghĩa vụ. Việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có hiệu lực về sau. Vả lại, nghĩa vụ cấp dưỡng, sau khi chấm dứt, vẫn có thểđược xác lập lại một khi lại có một bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng, điều kiện cấp dưỡng. Nhưng quy tắc này chắn chắn không được áp dụng cho trường hợp người được cấp dưỡng là vợ hoặc chồng đã ly hôn và đã kết hôn với người khác.

TÀI LIU THAM KHO CHÍNH ****** ******

Bénabent A., Droit civil - La famille (gia đình), Litec, 1998.

Bùi Tường Chiểu, La polygamie en droit annamite (chế độ đa thê trong luật Việt

Nam), luận án Paris, 1933.

Comité consultatif de jurisprudence, Recueil des avis sur les coutumes des

Annamites au Tonkin en matière de droit de famille, de successions et de biens cultuels (tập ý kiến về tục lệ của người Việt Nam tại Bắc Kỳ trong các lĩnh vực gia đình, thừa kế và tài sản thờ cúng), Hà Nội, 1930.

Cornu G., Droit civil-La famille (gia đình), Montchrestien,

Hồ Đắc Diệm, La puissance paternelle dans le droit annamite (phụ quyền trong luật Việt Nam), luận án Paris, 1928.

Lê Văn Hổ, La mère de famille en droit annamite (người mẹ trong luật Việt Nam), luận án Paris, 1932.

Malaurie Ph. và Aynès L., Droit civil - La famille (gia đình), Cujas, 1995.

Nguyễn Phú Đức, La veuve en droit vietnamien (người vợ goá trong luật Việt Nam), luận án Hà Nội, 1952.

Nguyễn Thế Giai, Luật hôn nhân và gia đình, trả lời 120 câu hỏi, nxb Pháp lý, 1991.

Nguyễn Văn Thông, Hỏi đáp về Luật hôn nhân và gia đình, nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2001.

Phan Đăng Thanh. Trương Thị Hoà, Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, nxb Trẻ-TPHCM, 2000.

Philastre P.-L.-F., Code annamite (Bộ luật Gia Long), Leroux, 1909.

Sicé E., Le mariage en Pays d’Annam (hôn nhân ở Việt Nam), Dijon, 1906.

Trần Quang Dung, Tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nxb Tổng Hợp

Đồng Nai, 2000.

Trịnh Đình Tiêu, La femme mariée en droit vietnamien (người đàn bà có chồng trong luật Việt Nam), Toulouse, 1958.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà Nội, 1994.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)