Quan hệ giữa cha mẹ và con

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 101 - 102)

I. Xác lập quyền yêu cầu cấp dưỡng A Phương thức và điều kiện xác lập

a. Quan hệ giữa cha mẹ và con

Cha mẹ cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn. Theo Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000 Điều 56, khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Ta đã nói rằng quan hệ cha mẹ-con không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ giữa cha và mẹ. Bởi vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn luôn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, trong điều kiện cha mẹ ly hôn và con phải sống chung với một trong hai người, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có thể thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng dưới hình thức cấp dưỡng và người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện việc cấp dưỡng, thay cho việc nuôi dưỡng theo những thể thức bình thường được áp dụng lúc cha mẹ còn duy trì quan hệ hôn nhân. Cần nhấn mạnh rằng con được cấp dưỡng phải là con chung của vợ và chồng; luật không phân biệt con chung ấy là con ruột hay con nuôi.

Cũng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 17 khoản 2, trong trường hợp việc kết hôn giữa cha mẹ bị huỷ, thì quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn. Bởi vậy, khi việc kết hôn bị huỷ, người không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Con cấp dưỡng cho cha mẹ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 57, con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Chắc chắn, con đối với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng, một khi con đã thành niên và có khả năng lao động trong điều kiện cha mẹ không sống chung, không có khả năng lao động và không có tài sản. Vấn đề đặt ra: liệu con đã thành niên mất năng lực hành vi hoặc không nhận thức được hành vi của mình hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, nhưng có tài sản sinh lợi, có phải cấp dưỡng cho cha mẹ không sống chung với mình ? Luật hiện hành không có câu trả lời chính thức cho câu hỏi này. Dẫu sao, việc cấp dưỡng cho cha mẹ mà không mang tính chất của một biện pháp chế tài là hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng trong trường hợp đặc thù mà cha mẹ sống riêng với con và không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình. Luật, khi xây dựng

quan hệ nuôi dưỡng giữa một bên là con có nghĩa vụ nuôi dưỡng và bên kia là cha mẹ có quyền được nuôi dưỡng, thậm chí không phân biệt con chưa thành niên hay đã thành niên. Bởi vậy, có thể tin rằng ngay nếu như người đã thành niên mất năng lực hành vi hoặc không nhận thức được hành vi của mình hoặc bị hạn chế năng lực hành vi mà có tài sản sinh lợi, thì nghĩa vụ cấp dưỡng (không mang tính chế tài) vẫn có thể ràng buộc người này: việc thực hiện nghĩa vụđó được bảo đảm bằng vai trò của người đại diện.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)