Thực hiện quyền yêu cầu cấp dưỡng A Lên tiếng yêu cầu

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 106 - 108)

A. Lên tiếng yêu cầu

Thực hiện không đương nhiên. Việc một người lâm vào cảnh túng thiếu do không có khả năng lao động, không có tài sản và người khác có đủ điều kiện để cấp dưỡng không đương nhiên làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng: cho đến khi nào có sự thoả thuận về việc xác lập nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc có bản án hoặc quyết định của Toà án về việc buộc một người có đủ điều kiện cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì người có đủ điều kiện chỉ bị ràng buộc vào một nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ này không bao giờ được cụ thể hoá bằng con số. Riêng trong trường hợp ly hôn, nếu không có sự thoả thuận giữa vợ chồng hoặc không có bản án hoặc quyết định của Toà án về việc cấp dưỡng, thì giữa vợ chồng sau khi ly hôn thậm chí không có quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Nói rõ hơn, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được đặt thành vấn đề một khi có người nào đó chính thức lên tiếng: hoặc người có nhu cầu lên tiếng yêu cầu cấp dưỡng; hoặc người có điều kiện lên tiếng đề nghị cấp dưỡng, thuờng là để thay thế nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người nhận đề nghị.

B. Các trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp nhiều người có cùng một nghĩa vụ cấp dưỡng

Vấn đề. Nếu quan hệ cấp dưỡng không mang tính chế tài hình thành giữa những người thân thuộc, thì, nhưđã biết, luật viết có quy định về trật tự yêu cầu tùy theo loại quan hệ: con phải yêu cầu cha mẹ cấp dưỡng và chỉ được yêu cầu anh, chị, em của mình cấp dưỡng trong trường hợp cha mẹ không còn hoặc không có khả năng cấp dưỡng; chỉ được yêu cầu ông bà nội (ngoại) cấp dưỡng trong trường hợp không còn cha mẹ, anh, chị, em hoặc tất cả những người này đều không có điều kiện cấp dưỡng. Nếu quan hệ cấp dưỡng mang tính chế tài, thì người nào trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Nói riêng về quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng không mang tính chế tài. Vấn đề đặt ra: liệu, trong điều kiện tôn trọng trật tự yêu cầu được thiết lập trong luật viết, một người có quyền cùng một lúc yêu cầu nhiều người cấp dưỡng cho mình? Các tình huống mà trong đó vấn đề vừa nêu bật ra khá đa dạng: mẹ không có khả năng lao động ly hôn với cha có quyền yêu cầu cha cấp dưỡng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 60 và có quyền yêu cầu con đã thành niên không chung sống với mình cấp dưỡng theo Điều 57; em chưa thành niên có quyền yêu cầu anh trai đã thành niên cấp dưỡng theo Điều 58 và cũng có quyền yêu cầu chị gái đã thành niên cấp dưỡng theo điều luật đó; cháu có quyền yêu cầu ông bà nội cấp dưỡng theo Điều 59 và cũng có quyền yêu cầu ông bà ngoại cấp dưỡng theo điều luật đó.

Giải pháp. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 52 có nhắc đến trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người. Điều đó cho phép kết luận rằng trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định, một người có quyền cùng một lúc yêu cầu nhiều người cấp dưỡng cho mình. Nhưng các tiêu chí để xác định hoàn cảnh,

điều kiện đó không được thiết lập một cách cụ thể trong luật viết và vấn đề nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người được luật giải quyết tùy theo trường hợp.

- Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 36 khoản 1, trong trường hợp gia đình có nhiều con, thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, về phần mình, nói rằng con đã thành niên không sống chung có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, nhưđã biết. Đã nói rằng cấp dưỡng là một hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, ta có được quy tắc: trong trường hợp cha mẹ có nhiều con không sống chung, thì các con không sống chung phải cùng nhau cấp dưỡng cho cha mẹ.

- Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có vẻ muốn ràng buộc tất cả các anh, chị, em có đủ điều kiện vào trách nhiệm chung trong việc cấp dưỡng cho một trong các anh, chị, em có nhu cầu cấp dưỡng. Cũng như vậy, trong trường hợp cháu có nhu cầu được cấp dưỡng: ông bà nội và ông bà ngoại đều có trách nhiệm ngang nhau đối với việc đáp ứng yêu cầu cấp dưỡng của cháu (Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).

Trái lại, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không có giải pháp trong trường hợp vợ (chồng) sau khi ly hôn sống khó khăn, túng thiếu, vừa có chồng (vợ) lại vừa có con đã thành niên, có khả năng lao động và không chung sống với mình. Theo Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì vợ (chồng) trong trường hợp này có quyền yêu cầu chồng (vợ) cấp dưỡng; và theo Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì vợ (chồng), với tư cách là mẹ (cha), cũng có quyền yêu cầu con đã thành niên cấp dưỡng. Cả hai người được yêu cầu phải cùng có trách nhiệm cấp dưỡng hay người này chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp người kia không có điều kiện cấp dưỡng ? Nếu vế thứ hai trong câu hỏi vừa nêu được chọn làm câu trả lời, thì ai là người thứ nhất có nghĩa vụ cấp dưỡng? Có vẻ như trong khung cảnh của luật viết, khi được yêu cầu, thì chồng (vợ) và con trong giả thiết đều có trách nhiệm đáp ứng ngay, tức là có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người có yêu cầu, chứ không được quyền đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo Điều luật này, trong

trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc nhiều người, thì những người này thoả thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. Thực ra, có nhiều khả năng người có quyền yêu cầu cấp dưỡng chỉ yêu cầu một người hoặc một vài người trong số những người có điều kiện cấp dưỡng; và khi yêu cầu, thì người yêu cầu luôn mong muốn rằng người được yêu cầu sẽ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cấp dưỡng đối với mình77. Bởi vậy, Điều 52 chỉ nói về cách thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nội bộ giữa những người có nghĩa vụ chứ không phải trong quan hệ giữa người có nghĩa vụ và người có quyền yêu cầu.

77 Giải pháp này chắc chắn phù hợp với ý chí của người làm luật: người được cấp dưỡng, khi yêu cầu cấp dưỡng, thực hiện một quyền tài sản được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện; bởi vậy, người này không cần phải thực hiện một quyền tài sản được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện; bởi vậy, người này không cần phải gõ cửa từng nhà của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và xin mỗi người một ít như một người đi khẩn cầu lòng hảo tâm.

2. Trường hợp nhiều người có quyền yêu cầu

Trật tự đáp ứng. Một người có thể nhận được yêu cầu cấp dưỡng của nhiều người (của con, của vợ cũ, của cha, mẹ, của nhiều anh, chị, em). Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 51, trong trường hợp một người cấp dưỡng cho nhiều người, thì người cấp dưỡng và những ngườìi được cấp dưỡng thoả thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng cho phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Trước tiên, có thể nói ngay rằng khi một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người, thì người này có nhiều nghĩa vụ cấp dưỡng khác nhau, chứ không phải chỉ có một nghĩa vụ cấp dưỡng được chia thành nhiều phần. Bởi vậy, trên nguyên tắc, mỗi người đều có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ giúp mình đáp ứng nhu cầu của mình, một cách độc lập. Tuy nhiên, người có nghĩa vụ chỉ có thể cấp dưỡng trong phạm vi khả năng của mình; nếu khả năng đó thừa sức thoả mãn tất cả các yêu cầu, thì tốt; trong trường hợp ngược lại, những người có yêu cầu cấp dưỡng chỉ có thể nhận được những gì mà người có nghĩa vụ có thể cho.

Thông thường, những người có yêu cầu cấp dưỡng không đặt yêu cầu cùng một lúc. Có người đến trước và có thểđã nhận được một con số nào đó. Nếu sau đó lại có một người khác đến, thì, trong điều kiện khả năng còn lại của người có nghĩa vụ không đủđể đáp ứng, người có nghĩa vụ và người đến sau có thể thoả thuận tay đôi về mức cấp dưỡng theo khả năng còn lại của người có nghĩa vụ; cả hai cũng có thể cùng với người đến trước ngồi lại thoả thuận về việc điều chỉnh mức cấp dưỡng cho người đến trước. Nếu các bên không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. Điều chắc chắn: nếu một người yêu cầu cấp dưỡng đã nhận được sự trợ cấp cần thiết, thì, trong điều kiện có người yêu cầu đến sau, không thể buộc người đã nhận trợ cấp hoàn trả một phần trợ cấp để chia sẻ cho người yêu cầu đến sau.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân và gia đình (Trang 106 - 108)