- Ánh sáng là nhân tố cơ bản nhất, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp các nhân tố khác. - Dải hông ngoại λ = 7600Ao chủ yếu tạo nên nhiệt cho sinh vật.
- Ánh sáng nhìn thấy được λ = 3600 -7600Ao tham gia trực tiếp vào quang hợp, quyết định thành phần cấu tạo hệ sắc tố và sự phân bố các loài thực vật.
1. Sự thích nghi của thực vật:
- Ánh sáng quyết định sự thích nghi của thực vật. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, thực vật được chia thành 3 nhóm chính:
+ Cây ưa sáng: nhiều loài cỏ, phi lao, bồ đề, gỗ tếch,…lá dày, màu xanh nhạt. + Cây ưa bong: phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng,…lá mỏng, màu xanh đậm. + Cây chịu bóng: thảm thực vật xanh ở đáy rừng.
2. Sự thích nghi của động vật:
- Nhóm hoạt động ban ngày: ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú.
+ Ong dung vị trí mặt trời để đánh dấu và định hướng nguồn thức ăn. + Chim sử dụng mặt trời để định hướng khi di cư.
- Nhóm hoạt động ban đêm: bướm đêm, cú, cá hang, muỗi, dơi,…
- Hiện tượng đình dục: Nhiều loài sâu bọ ngừng sinh sản khi điều kiện chiếu sáng trong ngày không thích hợp.
3. Nhịp sinh học:
- Là khả năng phản ứng nhịp nhàng của sinh vật trước sự thay đổi có tính chu kì của môi trường đặc biệt là chu kì mùa và chu kì ngày đêm.
- Các ví dụ:
+ Lá cây rũ xuống vào ban đêm.
+ Ngày chuột ngủ trong hang, đêm chuột ra ngoài kiếm ăn. + Ruồi nhà thoát khỏi nhộng vào buổi sáng.
- Giới hạn nhiệt độ sinh vật từ 0oC – 50oC. Có 2 nhóm: nhóm biến nhiệt và nhóm hằng nhiệt. - Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí, sinh thái và tập tính của sinh vật.
- Ở vùng rét, thực vật ra hoa chủ yếu vào thời gian ấm trong năm, động vật có lớp mỡ dày hoặc thường đi trú đông.
- Nhóm biến nhiệt: Thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường (động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát). Sự điều chỉnh than nhiệt trực tiếp với môi trường.
- Nhóm hằng nhiệt: Thân nhiệt ổn định, độc lập với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường (chim, thú). Phân bố rộng hơn nhóm biến nhiệt.
- Công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu: T = (x – k).n + T: Tổng nhiệt hữu hiệu.
+ x: nhiệt độ môi trường.
+ k: nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển.
+ n: số ngày cần thiết hoàn thành một giai đoạn hay cả đời của sinh vật.