Kỷ yếu khoa học:

Một phần của tài liệu Phương pháp thu thập thông tin (Trang 33 - 35)

- Kết quả tấn công não nhóm này được xử lý để nêu câu hỏi cho nhóm sau.

Kỷ yếu khoa học:

Khái niệm: Là ấn phẩm công bố các công trình, các bài thảo luận trong khuôn khổ

các hội nghị khoa học hoặc trong một giai đoạn hoạt động của một tổ chức khoa học.

Mục đích: ghi nhận hoạt động của một hội nghị hoặc một tổ chức, tạo cơ hội để

người nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu và thiết lập quan hệ với đồng nghiệp.

Phần I. PHẦN BÌA

Bìa chính (Tên hội nghị; Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị)

Bìa lót (Bìa lót là một trang trắng, chỉ ghi một-hai dòng chữ tên của kỷ yếu)

Bìa phụ (Tên hội nghị; Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị; Cơ quan chủ

trì/Cơ quan đăng cai/Cơ quan tài trợ/Cơ quan đỡ đầu; Ban tổ chức/Ban điều hành)

Phần II. PHẦN HỒ SƠ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

Hồ sơ tổ chức hội nghị (Giấy triệu tập lần I, lần II; Thư từ của các cơ quan hữu

quan: Cơ quan đỡ đầu, cơ quan tài trợ, cơ quan cam kết tham gia)

Chương trình hội nghị (Chương trình chính thức; Chương trình các chuyên đề hoặc

các phân ban; Các chương trình tự chọn)

Danh sách thành viên (Thành viên chính thức; Thành viên dự thính; Khách mời)

Phần nghi thức (Lời khai mạc; Phát biểu ý kiến của các nhân vật quan trọng; Phát

biểu ý kiến của các khách mời)

Phần III. PHẦN CÁC BÁO CÁO VÀ THÔNG BÁO KHOA HỌC

Báo cáo khoa học (Báo cáo chính và các báo cáo chuyên đề/báo cáo phân ban; Tóm

tắt các báo cáo không kịp gửi trước hoặc không có điều kiện in toàn văn)

Thông báo khoa học (Các thông báo có ý nghĩa chung; Các thông báo theo chuyên

đề/thông báo phân ban)

Phần IV. PHẦN PHỤ ĐÍNH

 Biên bản hội nghị

 Thư ghi nhớ sau hội nghị

 Các văn kiện chuyên khảo sau hội nghị

 Thoả thuận chung về hợp tác sau hội nghị (nếu có)

Một phần của tài liệu Phương pháp thu thập thông tin (Trang 33 - 35)