Trạng thái tâm lý Thái độ chính trị

Một phần của tài liệu Phương pháp thu thập thông tin (Trang 55 - 59)

SAI SỐ QUAN SÁT

Bất cứ phép đo nào cũng phạm những sai số. Vận dụng khái niệm sai số trong kỹ thuật đo lường, ta có thể xem xét ba cấp độ sai số sau đây:

Sai số ngẫu nhiên: Đây là loại sai số do sự cảm nhận chủ quan của

người quan sát. Trong trường hợp quan sát bằng các phương tiện đo lường thì đây là sai số phép đo, là sai số xuất hiện do năng lực quan sát của mỗi người.

VD: Sau khi xem một đoạn phim, mỗi người kể lại theo cảm nhận riêng của mình.

Sai số kỹ thuật: Đây là loại sai số xuất hiện do các yếu tố kỹ thuật gây ra

một cách khách quan, không do năng lực cảm nhận chủ quan của người quan sát.

VD: Nếu đo lường bằng các phương tiện kỹ thuật, thì sai số kỹ thuật là sai số do độ chính xác của phương tiện đo gây ra.

Sai số hệ thống: Đây là loại sai số do hệ thống quyết định. Hệ thống

càng lớn thì sai số quan sát càng lớn.

VD: Xác định tuổi của một tầng địa chất có thể sai số hàng triệu năm, song xác định tuổi của một trẻ sơ sinh phải chính xác tới từng ngày.

PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA SỐ LIỆU

Độ chính xác của số liệu được trình bày khác nhau tuỳ thuộc một số yếu tố:

Độ chính xác phụ thuộc kích thước của hệ thống: Không phải khi một số liệu càng

chi tiết và càng nhiều số lẻ sau dấu phảy mới là một số liệu chính xác. Ngược lại, có khi càng làm như vậy, càng chứng tỏ người nghiên cứu không hiểu đầy đủ khái niệm về độ chính xác.

VD: Các nhà khảo cổ học chỉ cần công bố, chẳng hạn tuổi trống khoảng 4800 năm, nghĩa là độ chính xác tới hàng trăm năm.

Đó cũng là nguyên tắc biểu diễn số lẻ trong khi xử lý các số liệu thu thập được qua quan sát, thực nghiệm.

Độ chính xác phụ thuộc phương tiện quan sát

VD: Khi đặt bao xi măng loại 50 kilôgam lên bàn cân, ta chỉ quan tâm độ chính xác tới vài

trăm gam. Ta không thể đòi hỏi phải cân chính xác tới gam, bởi vì dù ta có muốn như vậy, thì phương tiện kỹ thuật cũng không thể thoả mãn. Nhưng khi cân vàng thì người ta đòi độ chính xác tới phần trăm gam, có khi còn cao hơn nữa.

Tính nhất quán trong khi trình bày độ chính xác của số liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng môn học Phương pháp Nghiên cứu khoa học – PGS.TS Vũ Cao Đàm / Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

2. Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học – PGS.TS Vũ Cao Đàm / NXB Khoa học và Kỹ thuật

3. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Lê Huy Bá / NXB Tp. Hồ Chí Minh

4. Phương pháp nghiên cứu Giáo dục và tâm lý – Dương Thiệu Tống / NXB Khoa học – Xã hội Tp. Hồ Chí Minh

5. Các trang web: http://www.dlu.edu.vn/FileUpload/20121225115428453.pdf http://tailieu.vn/tag/tai-lieu/gi%C3%A1o+tr%C3%ACnh+ph%C 6%B0%C6%A1ng+ph%C3%A1p+lu%E1%BA%ADn+nghi%C3%AAn+c%E1%BB% A9u+khoa+h%E1%BB%8Dc.html http://www.slideshare.net/laganthep/phng-php-nghin-cu-khoa-hc

Xin chân thành cám ơn sự theo dõi và lắng nghe của thầy giáo và dõi và lắng nghe của thầy giáo và

các bạn dành cho bài trình bày của nhóm. của nhóm.

Một phần của tài liệu Phương pháp thu thập thông tin (Trang 55 - 59)