PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Phương pháp thu thập thông tin (Trang 37 - 41)

VD: Thực hiện các thí nghiệm khoa học trong phòng thí nghiệm để kiểm nghiệm, chứng minh, tìm ra các tính chất hóa học, vật lý, ứng dụng thực tiễn…

1. Khái niệm: Là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những

quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sátmôi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định.

2. Ưu điểm:

1. Tách riêng từng phần thuần nhất của đối tượng để quan sát; 2. Biến đổi môi trường của đối tượng khảo sát;

3. Rút ngắn được thời gian tiếp cận trong quan sát;

4. Tiến hành những thực nghiệm lặp lại nhiều lần để kiểm tra lẫn nhau; 5. Không bị hạn chế về thời gian và thời gian.

3. Nhược điểm: Không thể áp dụng trong các trường hợp: nghiên cứu lịch sử, địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn… - những trường hợp chỉ có thể thực sử, địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn… - những trường hợp chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp quan sát hay nghiên cứu tài liệu.

4. Nguyên tắc thực nghiệm:

 Đề ra chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá  Chỉ định các yếu tố cần thay đổi

 Giữ ổn định các yếu tố không bị người nghiên cứu khống chế  Mẫu được lựa chọn phải mang tính phổ biến/đại diện

 Đưa ra một số giả thiết thực nghiệm để loại bớt các yếu tốt tác động phức

tạp.

5. Điều kiện sử dụng phương pháp thực nghiệm:

1. Biết được chính xác yếu tố nào ảnh hưởng đến sự này sinh và diễn tiến của hiện tượng nghiên cứu.

2. Xác định được nguyên nhân của các hiện tượng do vạch ra được các điều kiện ảnh hưởng.

6. Phân loại thực nghiệm:

Theo nơi thực nghiệm

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

VD: Thực hiện lai giống các giống cây trồng mới trong phòng thí nghiệm

Thực nghiệm tại hiện trường

VD: Kiểm tra thu thập các chứng cứ các hiện vật tại hiện trường các vụ án…

Thực nghiệm trong quần thể xã hội

VD: Sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức để làm báo cáo luận án tốt nghiệp.

Theo diễn trình

 Thực nghiệm cấp diễn  Thực nghiệm bán cấp diễn  Thực nghiệm trường diễn

Theo mục đích quan sát

Thực nghiệm thăm dò

VD: Công an hỏi những vấn đề xung quanh người bị hại để nhận dạng vấn đề và xây dựng giả thuyết cho những trường hợp có thể xảy ra

Thực nghiệm kiểm tra

VD: Thực hiện phản ứng cho khí CO2 sục qua nước vôi trong để kiểm chứng giả thuyết phản ứng tạo ra CaCO3 vẩn đục và khí bay hơi là H2

Thực nghiệm song hành

VD: Trồng 2 giống lúa mới trong cùng một thời gian trên cùng một mảnh ruộng, cùng điều kiện khí hậu, loại đất, điều kiện chăm sóc như nhau để kiểm tra năng suất giống lúa nào tốt hơn

Thực nghiệm so sánh

VD: So sánh sự khác biệt giữa 2 loại dầu gội đầu, kết quả sau 1 tuần sử dụng cho thấy sự khác biệt giữa 2 loại dầu gội, từ đó suy ra nguyên nhân do thành phần trong dầu gội

7. Các loại thực nghiệm

Thực nghiệm thử và sai

Bản chất:

Một phần của tài liệu Phương pháp thu thập thông tin (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(59 trang)