Tài: TRÒ CHƠI NHÓM CHỮ: O,Ô,Ơ.

Một phần của tài liệu Chu de truong mam non (Trang 38 - 46)

1/Yêu cầu:

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng được nhóm chữ: O,Ô,Ơ. - Nhận biết được chữ: O,Ô,Ơ trong tiếng từ trọn vẹn.

- Tham gia sôi nổi các trò chơi để phát triển kỷ năng nhận biết O, Ô, Ơ và phát âm đúng O, Ô, Ơ.

- Đạt: 90% 2/ Chuẩn bị:

- Lọ hoa có gắn chữ cái: O,Ô,Ơ, đồ dùng đồ chơi có gắn O,Ô,Ơ.

- Câu đố, tranh lô tô quả bóng, gấu bông, thước kẻ, bút chì lông đủ cho trẻ. - Rổ đựng đồ dùng đồ chơi đủ cho 3 tổ.

3/ Tiến hành:

Cấu trúc Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Mở đầu

hđộng Hđộng trọng tâm

- Lớp đọc thơ: “Bàn tay cô giáo”

-Cô T/C sơ lược nội dung bài thơ cùng trẻ.

-Cô giới thiệu bàn tay cô giáo không chỉ tết tóc, vá áo cho em, mà còn làm được nhiều đồ dùng đồ chơi rất đẹp mắt.

- Cô đưa lọ hoa ra cho trẻ xem, trên mỗi bông hoa có ký hiệu các chữ cái:O,Ô,Ơ.

- Cô cho trẻ tự lên lấy bông hoa và đọc to chữ cái có trên bông hoa.

-Xong cô cho cả lớp phát âm lại:O,Ô,Ơ .

- Cô giới thiệu trò chơi với nhóm chữ cái:O,Ô,Ơ. *Trò chơi 1: “Trồng hoa trong trường bé”

+ Cách chơi: 2 đội thi đua lên chọn những cây hoa: O,Ô,Ơ.về trồng ở mô hình trường của đội mình theo nhóm cô quy định sẵn. Trong thời gian cô quy định đội nào trồng đúng được nhiều hoa hơn là thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô theo dõi động viên trẻ chơi hứng thú hơn.

-trẻ vừa đọc vừa quây quần bên cô.

-3 trẻ lên lấy 3 chữ cái: O,Ô,Ơ và đọc tên -trẻ phát âm 3 lần

Kết thúc hđộng

*Trò chơi 2: “Ai thông minh hơn”

+ Cách chơi: Trẻ lắng nghe cô đọc đố và đoán xem đó là đồ dùng đồ chơi gì, sau đó chọn đúng tranh lô tô đưa lên và gạch chân dưới chữ cái vừa học ở trong từ chỉ tên đồ dùng.

-VD: Cô đố- “quả gì không phải để ăn Mà dùng để đá, để lăn, để chuyền”.

- Trẻ tự chọn lô tô quả bóng và gạch chân chữ O trong từ quả bóng .

- Tương tự cho trẻ tìm tranh: gấu bông, cái thước. - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ.

* Trò chơi 3: “Ai tài giỏi hơn”

+ Cách chơi: Trẻ ở 2 đội lần lượt bậc qua vòng lên tìm những đồ dùng đồ chơi có chứa chữ cái:O,Ô,Ơ, bỏ vào các rổ của mình( chữ O bỏ vào rổ màu xanh, Ô bỏ vào rổ màu đỏ, Ơ vào rổ màu cam).Đội nào chọn và bỏ vào rổ không đúng theo quy định là kết quả đó cô không tính, mỗi lần mỗi trẻ chọn 1 chữ cái. - Cô theo dõi động viên trẻ chơi sôi nổi hơn.

- Cô cho trẻ nhắc lại tên đề tài. -Cho trẻ phát âm lại: O,Ô,Ơ.

-Lớp hát: Trường chúng cháu là trường mầm non. - Đạt:

-quả bóng

-trẻ tham gia chơi sôi nổi.

-2 đội thi đua. -trẻ đọc lại: O,Ô,Ơ -Lớp hát.

ĐÁNH GIÁ

1/ Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động: * Nội dung chưa dạy được và lý do:

- Các nội dung đều được thực hiện đầy đủ theo như kế hoạch đã đề ra.

* Những thay đổi cần thiết:

2/ Đánh giá trẻ sau ngày:

Đa số trẻ tham gia học tập tốt ở các hoạt động, tham gia nhiệt tình và chú ý phát biểu bài sôi nổi. Song vẫn còn một vài trẻ chưa đủ tuổi chưa tích cực trong giờ hoạt động góc.( Linh, Trang, Huyền)

Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ

Thứ tư: ngày 23-9-2009 HĐHCCĐ: VĂN HỌC

Đề tài: chuyện- MÓN QUÀ CỦA CÔ GIÁO ( TÚ ANH) 1/ Yêu cầu:

- Trẻ hiểu được nội dung của chuyện. Qua câu chuyện cô GD trẻ phải biết vâng lời cô giáo, dũng cảm, nhận ra khuyết điểm của mình. Trẻ biết đàm thoại cùng cô theo nội dung chuyện. Biết đóng kịch lại câu chuyện.

- Đạt: 86% 2/ Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. - Tranh trích đoạn.

- Một số câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện. 3/ Tiến hành:

Cấu trúc Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Mở đầu

hđộng Hđộng trọng tâm

- Lớp hát: “Trường mẫu giáo yêu thương” -Cô trò chuyện sơ lược về nội dung bài hát . * Hđộng 1:Cô giới thiệu và kể chuyện trẻ nghe. -Cô giới thiệu có một câu chuyện kể về món quà của cô giáo tặng cho cácbạn học sinh rất hay. Đó là câu chuyện: “Món quà của cô giáo” phỏng theo truyện ngắn của nhà văn: Tú Anh. Bây giờ cô kể các con cùng nghe.

-Cô kể chuyện diễn cảm lần 1.

-Cô tóm tắc nội dung chuyện: Chuyện kể về tuần học sắp nghỉ hè của lớp mẫu giáo lớn, cô giáo muốn các bạn ai cũng cố gắng học ngoan để được nhận phiếu bé ngoan và quà cô tặng. Nhưng giờ ra chơi khi xếp hàng bạn Gấu Xù không cẩn thận đã làm đau bạn Mèo Khoan, cuối tuần cô cũng phát phiếu bé ngoan và tặng quà cho Gấu Xù, vì Gấu Xù đã nhận ra khuyết điểm của mình.

-Cô kể lần 2 vừa chỉ vào tranh minh hoạ theo nội dung chuyện.

-Cô kể trích dẫn từng đoạn kết hợp vừa chỉ vào

-cả lớp hát vừa quây quần bên cô.

-trẻ lắng nghe cô kể .

-trẻ vừa xem tranh vừa nghe cô kể chuyện.

Kết thúc hđộng

tranh trích đoạn.

+Đ1: Từ đầu....chỗ đau của Mèo Khoan: Khi nghe cô giáo Hươu Sao tặng phiếu bé ngoan và quà cho cả lớp MG lớn, ai cũng học ngoan. Nhưng lúc xếp hàng Cún Đốm bá vai Gấu Xù, Gấu Xù đã làm Mèo Khoan ngã đầu gối bị thâm tím.

+Đ2: Tiếp...bạn ấy bị ngã: Cô giáo Hươu Sao đã tặng quà cho Gấu Xù, nhưng Gấu Xù đã dũng cảm đứng lên nhận khuyết điểm của mình.

+Đ3: Còn lại: Bạn Cún Đốm và Gấu Xù đã nhận khuyết điểm của mình nên đã được cô giáo tặng quà và phiếu bé ngoan.

*Hđộng 2: Trẻ tập kể chuyện và đàm thoại: +Cô vừa kể các con nghe chuyện gì?

- Cô gắn tên chuyện cho lớp đọc.

- Cô giới thiệu tên tác giả và gắn tên tác giả trẻ đọc. + Cô giáo Hươu Sao đã nói gì với các bạn MG lớn? +Vì sao mà bạn Mèo Khoan bị ngã?

+ Tại sao bạn Gấu Xù không nhận món quà của cô giáo tặng?

+ Cô giáo Hươu Sao đã nói gì với bạn Gấu Xù? + Trong chuyện nầy con thích nhân vật nào hơn? Vì sao vậy?

- Cô GD trẻ không tranh dành đồ dùng đồ chơi của bạn, không xô đẩy bạn khi xếp hàng, phẩi biết dũng cảm nhận khuyết điểm của mình.

- Cô cho trẻ tự kể chuyện. Cô theo dõi bổ sung và nhắc nhở trẻ kể tốt hơn .

*Hđộng3: Trò chơi đóng kịch

- Cô là người dẫn chuyện cho 4,5 trẻ cùng tham gia diễn kịch.

-Cho trẻ nhắc lại tên đề tài.

- Cô nhận xét tuyên dương lớp, tổ, cá nhân. -Lớp hát: Cô và mẹ.

-Món quà của cô giáo. -trẻ đọc tên chuyện -trẻ đọc tên tác giả: Tú Anh

-Trẻ trả lời.

-trẻ tập kể chuyện.(4,5 trẻ kể nối tiếp nhau)

ĐÁNH GIÁ:

1/ Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động: * Nội dung chưa dạy được và lý do:

- Tất cả các nội dung đều được thưch hiện đầy đủ theo như kế hoạch đã đề ra.

* Những thay đổi cần thiết:

2/ Đánh giá trẻ sau ngày:

- Đa số trẻ tích cực hoạt động, chú ý học tập tốt. Nhưng vẫn còn một vài trẻ chưa đủ tuổi chưa tập trung , còn thích chơi tự do trong giờ hoạt động góc: ( Nhi, Quỳnh, Kiều)

Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ.

Thứ năm: ngày 24-9-2009 HĐHCCĐ: TOÁN

Đề tài: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRÊN- DƯỚI- TRƯỚC- SAU CỦA ĐỐI TƯỢNG

1/ Yêu cầu:

- Trẻ nhận biết được vị trí trên dưới trước sau của đối tượng có sự định hướng. - Trẻ biết xác định vị trí của mình so với bạn, so với các đồ dùng trong lớp. - Đạt: 90%

2/Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng đồ chơi. - Bạn búp bê.

3/ Tiến hành:

Cấu trúc Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Mở đầu

hđộng Hđộng trọng tâm

- Lớp hát bài: “Chào ngày mới”

- Cô trò chuyện sơ lược nội dung bài hát cùng trẻ. - Cô nói: “gió thổi- gió thổi”

- Thổi những rổ sau lưng các con ra phía trước mặt. +Các con xem trong rổ có những loại đồ dùng gì? +Cái ô dùng để làm gì?

- Cô giới thiệu cho trẻ chơi trò chơi “dấu tay”

- Cho trẻ tự dấu các loại đồ dùng đồ chơi : trên, dưới, trước, sau theo yêu cầu của cô.

- Cô cho trẻ thổi những chiếc rổ ra phía sau lưng trẻ. - Cô cho trẻ quan sát lớp.

+Phía trước mặt cô và các con là cái gì? +Phía sau các con có cái gì?

+Phía trên cô và các con có cái gì? +Phái dưới cô và các con là gì?

* Cô lấy búp bê rồi đặt ở các vị trí trên, dưới, trước, sau so với cô và cho trẻ tự so sánh và xác định vị trí. - Khi trẻ xác định được cô cho búp bê đi trốn và cho trẻ tìm xem búp bê đang ở đâu. ( trẻ nhắm mắt lại cô cất dấu búp bê ở dưới gầm ghế, trên bàn, sau bảng,

-Trẻ hát vừa quây quần bên cô.

-“thổi gì- thổi gì” -trẻ đưa rổ đd ra phía trước.

-Trẻ nói “cái ô” -Trẻ tham gia chơi trò chơi sôi nổi. -Trẻ đưa rổ ra sau. -Cái bảng

-Góc học tập -Cái máy quạt. -Nền nhà

Kết thúc hđộng

trước lớp... rồi cho trẻ mở mắt tập xác định vị trí của búp bê.)

-Cô gợi ý cho trẻ quan sát 3 đồ vật cô đặt ở trên bàn ( Gấu bông, búp bê, lọ hoa ) theo hàng dọc.

-Trẻ cùng cô đếm số đồ vật +Có tất cả mấy đồ vật?

+Các con cùng xem cái gì đứng trước? cái gì đứng sau? Cái gì ở trên? Cái gì ở dưới?

- Trong quá trình chơi cô đặt các đồ vật theo các vị trí khác nhau.

*Trò chơi: “Hãy đến đúng”

+Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô ( phía sau cô, phía trước cô, phía dưới máy quạt, trên ghế ) trẻ chú ý và đi đến đúng vị trí theo yêu cầu của cô. Nếu bạn nào đến sai bị phạt nhảy lò cò.

-Cô tổ chức cho trẻ chơi 3,4 lần.

-Cho trẻ xác định vị trí của mình so với bạn và các đồ dùng trong lớp học.

-Cô nhận xét lớp, tổ, cá nhân.

-Lớp hát bài: “Trường chúng cháu là trường MN”. -Đạt: -Trẻ tập xác định vị trí của búp bê. -Có 3 đồ vật. -Trẻ tự xác định vị trí.

-Trẻ tham gia chơi sôi nổi.

Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ

HĐHCCĐ: TẠO HÌNH

Một phần của tài liệu Chu de truong mam non (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w