- Kênh truyền thông không trực tiếp: ấn phẩ m QC;
2) Bí quyết để giải quyết khủng hoảng:
Nếu khủng hoảng xảy ra, ta phải hành động theo những nguyên tắc sau:
- HÃY xử lý tức thời: Khủng hoảng luôn luôn không dành thời gian cho ta. Mọi giây phút chậm trễ đều phải trả bằng những cái giá rất đắt.
- HÃY cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác: Khủng hoảng luôn là cơ hội tốt để đối thủ tung ra những thông tin bất lợi cho ta. Những người tiêu dùng bị thiệt hại bởi khủng hoảng cũng thường tỏ ra phẫn nộ trước báo chí. Nếu chúng ta không cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác, thì công chúng (đang bị thu hút bởi vụ khủng hoảng) sẽ bị những kênh thông tin tiêu cực đó chi phối.
- HÃY chỉ định một phát ngôn viên: Có người phát ngôn sẽ tránh được sự thiếu nhất quán giữa các thông điệp mà công ty trao đổi với giới truyền thông. Điều này cũng tránh được những rắc rối do sự nhầm lẫn ai là người được phép phát ngôn về những thông tin nào.
- HÃY nói sự thật và chỉ nói sự thật: Sẽ tốt hơn nếu bạn nhận ra rằng mình đã phạm một sai lầm và bạn đang cố gắng để giải quyết nó hơn là đang cố gắng lấp liếm nó.
Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về một điều gì đó hoặc không tìm được câu trả lời, thì hãy mạnh dạn nói rằng bạn không biết. Những phát ngôn bừa bãi, thiếu thận trọng không chỉ làm mất uy tín của
bạn mà còn có thể khiến khủng hoảng trầm trọng hơn.
- ĐỪNG bao giờ nói “Miễn bình luận”: Điều này sẽ làm cho bạn có vẻ lẩn tránh, phòng thủ và sẽ làm dấy lên làn sóng phản đối trong giới báo chí. Nếu bạn thật sự không thể bình luận về một vấn đề nào đó, hãy giải thích lý do.
- HÃY giữ đường dây liên lạc: Bạn cần phải chắc chắn rằng tất cả những người cần được liên lạc thì luôn luôn có thể liên lạc được qua điện thoại di động. Hãy chỉ cho các phóng viên cách tiếp cận với người phát ngôn của công ty trong vòng vài tiếng sau khi xảy ra khủng hoảng.
- HÃY xem xét những thiệt hại một cách toàn diện và lâu dài: Khi khủng hoảng xảy ra, bạn không chỉ xem xét đến những thiệt hại tức thời, mà còn phải xét đến những tác động lâu dài về sau.