Vẽ được sơ đồ mạch điện của TN kiểm nghiệm định luật JunLen xơ.

Một phần của tài liệu Vat ly 9 2009-2010.doc (Trang 31 - 34)

- Lắp ráp và tiến hành được TN kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun- Len xơ.

- Có tác phong cẩn thận, kiên trì, chính xác và trung thực trong quá trình thực hiện các phép đo và ghi lại kết quả đo của TN.

II. CHUẨN BỊ:

Nhóm HS : 1 nguồn điện – 1 công tắc – 5 dây nối – 1 ampe kế - 1 biến trở 20Ω-2A - Nhiệt lượng kế dung tích 250ml dây đốt 6Ωque khuấy – 1 nhiệt kế - 170ml nước sạch - động hồ bấm giây.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HỌC SINH GIÁO VIÊN

Hoạt động 1: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành, bao gồm phần trả lời các câu hỏi về cơ sở lý thuyết của bài thực hành (5 phút)

- Làm việc với cả lớp để kiểm tra phần chuẩn bị của HS cho bài thực hành, yêu cầu một số HS trả lời các câu hỏi nêu ra ở phần 1 của mẫu báo cáo và hoàn chỉnh câu trả lời cần có. - Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành như mẫu đã cho ở cuối bài.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu yêu cầu và nội dung thực hành (5 phút)

Từng HS đọc kỹ các mục từ 1 đến 5 của phần II trong SGK về nội dung thực hành và trình bày các nội dung mà GV yêu cầu.

- Chia HS thành các nhóm thực hành và chỉ định nhóm trưởng, có nhiệm vụ phân công công việc và điều hành hoạt động của nhóm. - Đề nghị HS các nhóm đọc kỹ phần II trong SGK về nội dung thực hànhvà yêu cầu đại diện các nhóm trình bày về :

+ Mục tiêu của TN.

+ Tác dụng của từng thiết bị được sử dụng và cách lắp ráp các thiết bị đó theo sơ đồ TN. + Công việc phải làm trong một lần đo và kết quả cần có.

Hoạt động 3 : Lắp ráp các thiết bị TN (3 phút)

Từng nhóm HS phân công công việc để thực hiện các mục 1, 2, 3 và 4 của nội dung thực hành trong SGK.

- Theo dõi các nhóm lắp ráp thiết bị để đảm bảo đúng sơ đồ hình 18.1 SGK, chú ý với các nhóm sao cho :

+ Dây đốt ngập hoàn toàn trong nước.

+ Bầu nhiệt kế ngập trong nước nhưng không chạm dây đốt.

+ Chốt (+) của ampe kế được mắc ở phía cực dương của nguồn điện.

+ Biến trở được mắc đúng để đảm bảo tác dụng điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua dây đốt.

Hoạt động 4 : Tiến hành Tn và thực hiện đo lần thứ nhất (9 phút)

Nhóm trưởng phân công công việc cho từng người trong nhóm. Cụ thể là :

- Một người điều chỉnh biến trở để đảm bảo

- Kiểm tra sự phân công công việc của từng người trong nhóm.

cường độ dòng điện luôn có trị số như trong hướng dẫn đối với mỗi lần đo.

- Một người dùng que, khuấy nước nhẹ nhàng và thường xuyên.

- Một người đọc nhiệt độ t1 ngay khi bấm đồng hồ đo thời gian và đọc nhiệt độ t2 ngay sau 7 phút đun nước. Sau đó ngắt công tắc mạch điện.

- Một người ghi nhiệt độ t1 và t2 đo được vào bảng 1 của báo cáo thực hành trong SGK.

nhất, đặc biệt đối với việc điều chỉnh và duy trì cường độ dòng điện đúng như hướng dẫn đối với mỗi lần đo cũng như việc đọc nhiệt độ t1 ngay khi bấm giờ đo thời gian và đọc t2 ngay sau 7 phút đun nước.

Hoạt động 5 : Thực hiện đo lần thứ hai (8 phút)

Các nhóm tiến hành TN như hoạt động 4 và như hướng dẫn của mục 6 trong phần II SGK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi và hướng dẫn các nhóm HS như hoạt động 4.

Hoạt động6 : Thực hiện đo lần thứ ba (10 phút)

Các nhóm tiến hành TN như hoạt động 4 và như hướng dẫn của mục 7 trong phần II SGK.

Theo dõi và hướng dẫn các nhóm HS như hoạt động 4.

Hoạt động7 : Hoàn thành báo cáo thực hành (5 phút)

Từng HS trong nhóm tính các giá trị∆t tương ứng của bảng 1 SGK và hoàn thành các yêu cầu còn lại của báo cáo thực hành.

Nhận xét tinh thần, thái độ, tác phong và kỹ năng của các HS và các nhóm trong quá trình làm bài thực hành.

Tiết 21 SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN I.MỤC TIÊU:

- Nêu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

- Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.

II. CHUẨN BỊ:

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HỌC SINH GIÁO VIÊN

Hoạt động 1: Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện (15 phút)

a) Ôn tập về các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7.

Từng HS làm C1, C2, C3 và C4.

b) Tìm hiểu thêm một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện.

- Từng HS làm C5 và phần thứ nhất của C6. - Nhóm HS thảo luận để đưa ra lời giải thích như yêu cầu ở phần thứ hai của C6.

- Đối với mỗi C1, C2, C3 và C4, đề nghị một hay hai HS trình bày câu trả lời trước cả lớp và các HS khác bổ sung, GV hoàn chỉnh câu trả lời cần có.

- Đối với C5 và phần thứ nhất của C6, đề nghị một hay hai HS trình bày câu trả lời trước cả lớp và các HS khác bổ sung, GV hoàn chỉnh câu trả lời cần có.

- Đối với phần thứ hai của C6 đề nghị một hay hai HS trình bày câu trả lời trước cả lớp và các HS khác bổ sung, GV hoàn chỉnh câu trả lời cần có.

Hoạt động 2 :Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng (15 phút)

a) Từng HS đọc phần đầu và thực hiện C7 để tìm hiểu ý nghĩa kinh tế và xã hội của việc tiết kiệm điện năng.

b) Từng HS thực hiện C8 và C9 để tìm hiểu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.

* Việc thực hiện C7 là tương đối khó đối với HS đòi hỏi HS phải có những hiểu biết rộng về kinh tế xã hội. GV gợi ý cho HS như sau : - Biện pháp ngắt điện khi mọi người đi khỏi nhà, ngoài công dụng tiết kiệm điện năng, còn giúp tránh đượchiểm họa nào nữa ?

- Phần điện năng tiết kiệm còn có thể sử dụng để làm gì đối với quốc gia ?

- Nếu tiết kiệm điện năng thì bớt được số nhà máy điện phải xây dựng. Điều này có lợi ích gì với môi trường ?

- Cần lưu ý với HS rằng qua việc thực hiện C8 và C9, ta hiểu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tiết kiệm điện năng.

Hoạt động 3 :Vận dụng hiểu biết để giải quyết một số tình huống thực tế và một số bài tập ( 10 phút) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từng HS lần lượt làm C10, C11 và C12. - Sau khi phần lớn HS đã làm xong từng C10, C11 hoặc C12, GV chỉ định một hoặc hai HS trình bày câu trả lời và các HS khác bổ sung, sau đó GV hoàn chỉnh câu trả lời.

- Nếu còn thời gian chọn một số bài trong SBT để yêu cầu HS làm thêm.

- Cuối giờ nhắc HS ôn tập toàn bộ chương I và thực hiện phần tự kiểm tra của bài 20.

Tiết 22 TỔNG KẾT CHƯƠNG I : ĐIỆN HỌC I.MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu Vat ly 9 2009-2010.doc (Trang 31 - 34)