Công văn hướng dẫn: là loại công văn giải thích,

Một phần của tài liệu bai giiang (Trang 51 - 61)

hướng dẫn phương hướng, thủ tục, cánh thức cho đối tượng có quan hệ biết cách thực hiện hoặc sử dụng một loại quyền nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tượng giao dịch.

- Công văn phúc đáp: là loại công văn giải thích hoặc trả lời các yêu cầu, thắc mắc, khiếu nại của các chủ thể có quan hệ hoặc có quyền lợi liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của tổ chức ban hành công văn.

- Công văn đôn đốc: là loại công văn nhắc nhở trách nhiệm, chấn chỉnh hoạt động của cấp dưới hoặc các chủ thể khác có trách

- Công văn giao dịch: là loại công văn thông tin cho các tổ chức bên ngoài hoạc ngang cấp biết về những yêu cầu và điều kiện, giải thích các lý do không thực hiện các thỏa

thuận và giao kết trước đó. Ngoài ra còn có:

+ Công văn chiêu sinh;

+ Công văn triệu tập hội nghị; + Công văn mời họp.

*Tờ trình: là loại văn bản chủ yếu để đề xuất với cơ quan cấp trên phê chuẩn một chủ

trương hoạt động, một phương án công tác, một công trình xây dựng, một chính sách,

một chế độ... Và chỉ khi có sự phê chuẩn của cấp trên thì cơ quan trình mới được triển

Báo cáo: là loại hình văn bản có tính chất tổng hợp các thông tin trong phạm vi hoạt động tác nghiệp hoặc các mối quan hệ của chủ thể để báo cáo với cấp trên hoặc thông tin với các chủ thể khác theo chủ đề, các yêu cầu định trước nhằm phục vụ các yêu cầu tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình, công nhận hoặc làm căn cứ để ban hành một văn bản pháp quy cần thiết.

Báo cáo thường có: + Báo cáo sơ kết;

+ Báo cáo tổng kết định kỳ; + Báo cáo bất thường;

+ Báo cáo trước hội nghị, đại hội; + Báo cáo chuyên đề.

Thông báo: là loại hình văn bản dùng để thông tin về những nội dung và kết quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc để truyền đạt kịp thời các văn bản pháp quy quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền tới các đối tượng có liên quan.

Thông cáo: là loại văn bản dùng để công bố một sự

kiện quan trọng về đối nội, đối ngoại của Quốc hội hoặc chính phủ, đôi khi còn dùng để công bố 1 quyết định, chỉ thị quan trọng có tính mệnh lệnh.

3.2.4. Văn bản chuyên môn kỹ thuật

- Văn bản chuyên môn kỹ thuật là loại hình văn bản được hình thành trong những lĩnh vực QL nhà nước mang tính đặc thù chuyên môn cao. - Đây là các văn bản phản ánh nét đặc thù về

chuyên môn, kỹ thuật của một số chuyên ngành.

- Các văn bản này giống các văn bản khác về thể thức, quy trình soạn thảo, bản hành,

nhưng nội dung phản ánh đậm nét các hoạt động liên quan đến ngành, lĩnh vực cụ thể.

 Văn bản chuyên môn: là văn bản mang tính đặc thù chuyên môn, thuộc thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật.

- Các ngành thường có nhiều văn bản chuyên môn như:

+ Thống kê, kế hoạch; + Tài chính, ngân hàng; + Kiểm toán;

+ Y tế, văn hóa, giáo dục; + Tòa án, Viện kiểm sát;

- Văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi có sự thống nhất với các cơ quan chức năng liên quan nhằm quản lý một lĩnh vực nhất định được nhà nước giao cho.

* Văn bản kỹ thuật: Được hình thành từ lĩnh vực hoạt động khoa hoặc kỹ thuật. Nội dung văn bản thường có khối lượng lớn, được tập hợp lại thành từng bộ, từng tập.

- Văn bản kỹ thuật thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực: kiến trúc, xây dựng; công nghệ, cơ khí; trắc địa, bản đồ; khí tượng, thủy văn và được nhà nước giao quyền cho một số cơ quan quản lý nhà nước phê chuẩn.

- Về hình thức, thường được thể hiện: + Đề án, bản vễ thiết kế;

+ Bản quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật; + Bản luận chứng kinh tế kỹ thuật;

Một phần của tài liệu bai giiang (Trang 51 - 61)