chủ trương, biện pháp, chế độ, thể lệ thuộc thẩm
quyền quản lý của địa phương, nhằm thực hiện các chủ trương chính sách của trung ương và nghị quyết của HĐND cùng cấp.
- Chỉ thị của UBND các cấp dùng để truyền đạt,
hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của cấp trên, các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND, giao nhiệm vụ, đôn đốc các cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.
3.2.2. Văn b n cá bi t (văn b n áp d ng ả ệ ả ụ
pháp lu t)ậ
Khái niệm văn bản cá biệt: là những quyết định quản
lý được các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành
chính nhà nước ban hành trên cơ sở những quy định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoăc của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể.
Ví dụ: các quyết định tuyển dụng, khen thưởng , bổ
nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương cho cán bộ, công chức.
Đặc điểm;
- Được ban hành phù hợp với chức năng nhiệm vụ quyền
hạn của cơ quan;
- Nội dung chứa đựng các quy tắc xử sự cụ thể đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Được áp dụng một lần;
- Điều chỉnh một vấn đề cụ thể phát sinh trong quản lý
hành chính.
• Hình thức: quyết định, chỉ thị.
• VD: Quyết định số 225/QĐ-UBND Về việc cộng bố dịch
cúm gia cầm trên địa bàn huyện Điện Biên;
Quyết định số 31/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020;
3.2.3 Văn b n hành chính.ả
a) Khái niệm: văn bản hành chính là những văn bản
mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, trao đổi, giao dịch, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ
chức.
Đây là loại văn bản được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức; số lượng nhiều, loại hình khá phong phú.
b) Hình thức
* Công văn hành chính: là loại văn bản được sử dụng
phổ biến nhằm thông tin về quy định của nhà nước trong các hoạt động giao dịch, trao đổi công tác.
Gồm một số loại công văn sau: