Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Một phần của tài liệu bai giiang (Trang 37 - 45)

- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội

hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị- xã hội.

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân

tối cao với Viện trưởng VKSND tối cao; giữa Bộ

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND tối

cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

 Như vậy Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà

nước ban hành như:

- Cơ quan lập pháp.

- Cơ quan hành pháp.

- Cơ quan tư pháp.

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

Còn văn bản pháp quy chỉ bao gồm văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ở trung

ương và chính quyền địa phương ban hành, văn bản liên tịch của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương.

Hình thức và chức năng của các loại văn bản pháp quy:

Tên gọi của văn bản là hình thức văn bản. Mỗi hình thức có chức năng khác nhau tùy thuộc vào chức năng, thẩm quyền của cơ quan ban hành.

Ví dụ:

- Nghị định.

- Thông tư.

- Thông tư liên tịch.

- Nghị quyết (HĐND).

- Quyết định.

 Hệ thống văn bản pháp quy hiện nay của nước ta gồm;

 Văn bản pháp quy của Chính phủ.

Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề theo quy định tại điều 14 Luật ban hành VB QPPL.

 Lưu ý: trước 1/1/2009, Chính phủ có thẩm quyền ban hành 2 loại văn bản pháp quy là nghị quyết, nghị định; nay Chính phủ chỉ có thẩm quyền ban hành 1 loại văn bản pháp quy là nghị định.

 Ví dụ: Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng, ngày 27/02/2009;

Nghị định số 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung; Theo đó từ ngày

01/05/2009, mức lương tối thiểu chung sễ tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng.

• Văn bản pháp quy của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy phạm pháp luật để quy định các vấn đề theo quy định tại Điều 15 luật ban hành VB QPPL.

Lưu ý trước ngày 01/01/2009 Thủ tưởng Chính phủ có thẩm quyền ban hành 2 loại hình văn bản QPPL là quyết định và chỉ thị.

• Văn bản pháp quy của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề

theo quy định tại Điều 16 Luật ban hành VB QPPL. Lưu ý: trước 1/1/2009, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

ngang bộ có thẩm quyền ban hành 3 loại hình văn bản pháp quy là: quyết định, chỉ thị, thông tư. Hiện nay chỉ có thẩm quyền ban hành 1 loại hình văn bản Pháp quy là thông tư.

• Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

- Nghi quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan

trung ương của tổ chức chính trị- xã hội được ban

hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị xã hội đó tham gia quản lý nhà nước;

- Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối

cao, Viện trưởng VKSND tối cao được ban hành để

hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đó.

Một phần của tài liệu bai giiang (Trang 37 - 45)