I – Chât dẫn điện và chất cách điện:
Tiết 23: Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện
Soạn ngày tháng năm 2009 - Dạy ngày tháng năm 2009
I – Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản bằng những ký hiệu quy ước. - Mắc được một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện trong mạch điện và chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
II – Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hình 21.2. - Mỗi nhóm HS:
+ 1 bóng đèn pin.
+ 1 bộ nguồn điện dùng pin. + 1 số dây nối.
+ 1 công tắc.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện?
- Trong các kim loại, những hạt mang điện nào có thể chuyển động tự do, những hạt nào chỉ chuyển động tại chỗ?
- Hãy nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? Các hạt mang điện chạy từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?
2. Tổ chức tình huống học tập: (3 phút)
GV nêu vấn đề: Trong mỗi căn nhà có nhiều dụng cụ điện đặt ở nhiều nơi khác nhau. Vậy, các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện theo đúng yêu cầu cần có?
HS trả lời: Sử dụng Sơ đồ mạch điện (hoặc :Sử dụng bản vẽ các mạch điện) -> Vào bài mới.
GV nêu tiếp: Nhưng nếu trong các sơ đồ mạch điện, các dụng cụ được vẽ theo kích thước thật thì sẽ rất cồng kềnh và phức tạp. Do đó, người ta quy ước đặt cho mỗi dụng cụ là 1 ký hiệu đơn giản để vẽ vào hình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 số ký hiệu đó.