Kiến nghị về uỷ nhiệm chi:

Một phần của tài liệu Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa pptx (Trang 60 - 61)

II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công

3. Kiến nghị về uỷ nhiệm chi:

Uỷ nhiệm chi là thể thức thanh toán áp dụng giữa hai bên mua bán tín nhiệm lẫn nhau nhưng trong thực tế nhiều trường hợp hai bên mua bán không tín nhiệm lẫn nhau vẫn dùng uỷ nhiệm chi. Từ đó rất dễ xảy ra nợ

nần, dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, bên bị

thiệt hại sẽ là người bán. Nếu sau khi nhận hàng người mua không lập uỷ

nhiệm chi gửi đến ngân hàng hoặc uỷ nhiệm chi có thể gửi đến ngân hàng

nhưng trên tài khoản của họ không có tiền hoặc không đủ tiền dẫn đến

người bán bị chiếm dụng vốn.

Để khắc phục tình trạng này đảm bảo quyền lợi cho người bán

trong quan hệ thanh toán, nên quy định phạt đối với bên mua khi họ để ra

tình trạng nói trên. Nói khác đi là khôi phục chế độ phạt chậm trả đối với

uỷ nhiệm chi mà trước đây đã áp dụng. Hình thức phạt này quy định như

sau:

Sau khi bên mua hoàn thành việc nhận hàng từ bên bán, bên mua phải lập ngay uỷ nhiệm chi kèm theo bản sao hoá đơn và vận đơn giao

hàng (ghi rõ ngày giao hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình trong thời

hạn hai ngày sau khi nhận hàng để tiến hành thanh toán cho người bán. Nếu người mua không chịu thực hiện quy định này người mua sẽ phải chịu phạt

Số tiền phạt Chậm trả = Số tiền trên uỷ nhiệm chi X Số ngày phạt Chậm trả x Tỷ lệ phạt chậm trả

Tỷ lệ phạt chậm trả là lãi suất trả quá hạn loại cho vay cao nhất tại

ngân hàng phục vụ người lập uỷ nhiệm chi. Đây là một quy định đảm bảo

quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán bằng uỷ nhiệm chi và góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình thanh toán.

Một phần của tài liệu Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa pptx (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)