Hoạt động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa pptx (Trang 33 - 35)

II. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Đống Đa

2. Hoạt động nguồn vốn

Nhận thức được tầm quan trọng về công tác nguồn vốn của ngân

hàng là “đi vay để cho vay” nên ngay từ đầu năm Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đặc biệt quan tâm bằng mọi biện pháp duy trì và không ngừng tăng trưởng nguồn vốn. Vì vậy nguồn vốn của ngân hàng là những giá trị

tiền tệ do ngân hàng tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư và thực

hiện các nghiệp vụ tài chính khác.

Nguồn vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi của Ngân hàng phải kể đến nguồn tiền gửi tiết kiệm. Để

khai thác tối đa nguồn tiền gửi này, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã

đưa ra nhiều hình thức huy động tiết kiệm như tiền gửi tiết kiệm không kỳ

hạn, có kỳ hạn 3 tháng. 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và tiền gửi tiết kiệm bằng

ngoại tệ. Song song với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tiền

gửi tiết kiệm, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới thu hút tiền gửi tiết kiệm đến tận các Phường trong Quận đống đa. Trong những năm qua Ngân hàng

Công thương Đống Đa đã có nhứng khoản chi lớn để tu bổ, nâng cấp cơ sở

vật chất kỹ thuật cho các Qũy tiết kiệm cũ, mở thêm các quỹ tiết kiệm mới,

nâng tổng số qũy tiết kiệm của Ngân hàng lên 14 Quỹ. Hầu hết các qũy được xây dựng đẹp. ở vị trí thuận tiện, với đội ngũ nhân viên lịch sự trong

giao tiếp đối với khách hàng nên đã thu hút thêm nhiều khách hàng tới gửi

Nguồn vốn là cơ sở để thành lập và tổ chức các hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, vì đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ.

Nếu nguồn vốn dồi dào, ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng để thoả mãn tối đa nhu cầu về vốn trên địa bàn quận mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán chi trả cho đơn vị, mặt khác nó quyết định khả năng cạnh

tranh của ngân hàng trên thị trường.

Nhận thức được vai trò cần thiết, quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn quan tâm, chỉ đạo công

tác huy động vốn trên địa bàn một cách tích cực, bằng nhiều biện pháp:

- Tuyên truyền, quảng cáo trên truyền hình, báo chí để thu hút khách hàng để mở tài khoản tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế. Với tháI độ tiếp khách nhiệt tình, văn minh, phục vụ khách hàng nhanh, đảm

bảo chính xác và an toàn, thủ tục mở tài khoản đơn giản tránh phiền hà để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và mở rộng mạng lưới huy động vốn trên địa bàn Quận đã thu hút thêm nhiều khách hàng đến

mở tài khoản tại Ngân hàng, nâng số tài khoản hoạt động từ 1824 tài khoản

vào cuối năm 1999 lên 2300 tài khoản vào cuối năm 2000. Đến ngày 30/6/2001 tổng số tài khoản tiền gửi đã tăng lên 2602 tài khoản, tăng 302

tài khoản so với năm 2000.

Kết cấu vốn lưu động của Ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua được phản ánh qua biểu sau:

Đơn vị : tỷ đồng.

Thời gian

Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 30/6/2001 1. Tiền gửi của các TCKT 339 436 347 439 469 2. Tiền gửi dân cư và tiền

gửi khác

850 859 1171 1360 1401

Tổng nguồn vốn 1.189 1295 1518 1799 1870 Theo bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động

của Ngân hàng có chiều hướng gia tăng nhanh. Chỉ trong vòng 04 năm từ 1997 đến 2001 nguồn vốn huy động đã tăng rất nhanh. Trong đó nguồn vốn

của các tổ chức kinh tế có chiều hướng gia tăng nhưng còn chậm. Trong

thời gian gần đây do nguồn gửi tiết kiệm của Ngân hàng gia tăng mạnh Ngân hàng đã giảm bớt hình thức huy động bằng kỳ phiếu.

Một phần của tài liệu Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa pptx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)