Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán:

Một phần của tài liệu Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa pptx (Trang 54 - 59)

II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công

2. Thực trạng áp dụng cách ình thức thanh toán không dùng tiền mặt

2.4. Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán:

Từ tháng 11/1992 ngân hàng Nhà nước đã phát hành ngân phiếu thanh toán vào lưu thông. Ngân phiếu thanh toán là phương tiện thanh toán

không dùng tiền mặt do Nhà nước độc quyền phát hành, được lưu hành

trong cả nước, có mệnh giá và thời hạn lưu hành in sẵn trên từng tờ. Qua số

liệu bảng 2 thể hiện thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán trong thời gian qua như sau:

6 tháng đầu năm 2000, ngân phiếu thanh toán chiếm tỷ trọng về số

món là 15,3% trong tổng số món và doanh số chiếm 10,5% trong tổng

doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.

Sang đến 6 tháng đầu năm 2001 thanh toán bằng ngân phiếu thanh

toán có chiều hướng giảm, cụ thể: Tỷ trọng về số món chiếm 8,6% trong

tổng số món và doanh số chiếm 4,7% trong tổng doanh số thanh toán

không dùng tiền mặt. Sở dĩ thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán có chiều hướng giảm là do sử dụng ngân phiếu thanh toán cũng có những hạn chế:

- Thời hạn thanh toán của ngân phiếu còn ngắn cho nên nhiều khi

khách hàng sử dụng ngân phiếu thanh toán vì lý do nào đó đã để quá hạn, lúc đó thì họ phải chịu phí để đổi lấy ngân phiếu mới hoặc đổi lấy tiền mặt.

Trường hợp quá hạn trên 3 tháng thì không còn giá trị thanh toán và không

được thanh toán tiền.

- Ngân phiếu bẩn, rách nát thì đơn vị cá nhân phải nộp phạt với tỷ lệ

2% giá trị ngân phiếu thanh toán được chấp nhận (đổi tại các Ngân hàng

Thương mại và ngân hàng Nhà nước).

- Ngân phiếu giả.

- Về phía ngân hàng Nhà nước mất chi phí in ấn, bảo quản, vận

Chương III:

Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện các hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh

tế không ngừng mở rộng và đa dạng với nhiều hình thức. Ngân hàng là cầu

nối liền giữa các quan hệ kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng, thanh

toán của mình. Vì vậy nghiệp vụ thanh toán và tín dụng của ngân hàng là nhân tố trực tiếp tác động kinh doanh của đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế.

Với vai trò, vị trí quan trọng của mình, ngành ngân hàng bằng nhiều

biện pháp đã khai thác và đáp ứng mọi nhu cầu, khả năng về vốn cho sự

phát triển của nền kinh tế góp phần thực hiện công cuộc đổi mới công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để đạt được điều này đòi hỏi ngành ngân hàng phải thường xuyên

đổi mới công nghệ ngân hàng, bằng cách đưa khoa học công nghệ tin học

hiện đại áp dụng trong công tác thanh toán. Tìm mọi biện pháp khắc phục

những tồn tại, thiếu sót để từ đó thúc đẩy và mở rộng công tác thanh toán

qua ngân hàng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Theo như đánh giá chung của ngành ngân hàng, công tác thanh toán không dùng tiền mặt hiện còn những tồn tại sau:

- Việc triển khai mở rộng phạm vi thanh toán trong dân cư còn chậm, các phương tiện thanh toán mới chưa phát huy được hiệu quả, thanh

toán bằng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng vẫn còn khá phổ biến.

- Môi trường pháp lý còn thiếu, một số luật theo thông lệ quốc tế như: Luật séc, luật thương mại, luật thư tín dụng, các pháp lệnh về thanh

- Phương tiện kỹ thuật, công nghệ thanh toán mặc dù đã có những bước phát triển nhưng chưa cao và chưa rộng khắp trong toàn quốc. Thực

trạng trên đã và đang được phản ánh nhiều trên công luận.

Yêu cầu đặt ra là cần phải có những giải pháp phù hợp với đòi hỏi

bức bách hiện nay nhằm loại bỏ những ách tắc trong thanh toán, phát huy

tác dụng vốn có của thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ tốt nhất trước hết là cho khách hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.

Trong những năm 1993 - 1994 ngân hàng Nhà nước đã cho ra đời

nhiều quyết định, thể chế về cải tiến hình thức thanh toán không dùng tiền

mặt và tổ chức hệ thống thanh toán khá hợp lý. Năm 1996 Chính phủ đã ban hành nghị định 30/CP và ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư

07/TT - NH1 về việc cải tiến hình thức thanh toán bằng séc là các loại séc như: Séc chuyển khoản, séc bảo chi...có thể dung chung một mẫu séc.

Chính vì vậy cho nên tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đã không ngừng tăng lên.

Mặc dù vậy, qua quá trình thực tập, nghiên cứu ở Ngân hàng Công

thương Đống Đa, kết hợp với những kiến thức đã được học ở nhà trường

em thấy nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn một số khó khăn

tồn tại. Với nguyện vọng được góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác

thanh toán không dùng tiền mặt em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị và đề xuất nhỏ.

1. Kiến nghị về séc chuyển khoản:

Séc chuyển khoản là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã có từ lâu đời và là một hình thức thanh toán chuyên dùng của các đơn vị

kinh tế. Theo em, một trong những nhược điểm cần phải giải quyết để hoàn thiện hơn hình thức thanh toán này là xử lý séc phát hành quá số dư. Em

Thông thường khi đơn vị phát hành một tờ séc chuyển khoản để trả

trả tiền hàng hoá hay cung ứng lao vụ cho người cung cấp. Nếu lúc người thu hưởng nộp séc vào Ngân hàng xin thanh toán mà trên tài khoản tiền gửi

của đơn vị phát hành séc không đủ số dư thì Ngân hàng sẽ lưu tờ séc đó lại để chờ đến khi tài khoản của người mua đủ tiền mới tiến hành thanh toán và tính phạt phát hành quá số dư cũng như phạt chậm trả theo Ngân hàng

Nhà nước đã quy định.

Nhưng nếu làm như vậy nhiều khi gây thiệt thòi cho đơn vị phát

hành séc cũng như làm chậm quá trình luân chuyển vốn của người bán. Bởi

vì, trong nhiều trường hợp tờ séc chuyển khoản chỉ phát hành quá số dư

một số tiền rất nhỏ.

Ví dụ: Số tiền trên tờ séc chuyển khoản là 40.000.000đ, nhưng số dư trên tài khoản tiền gửi của đơn vị tại thời điểm khách hàng nộp séc vào

Ngân hàng là 35.000.000đ. Theo quy định hiện nay thì tờ séc đó không được thanh toán mà phải lưu lại cho đến khi tài khoản của người phát hành

đủ số dư và chủ tài khoản phải chịu phạt vì phát hành qúa số dư và bị phạt

chậm trả toàn bộ số tiền trên tờ séc (mặc dù tờ séc đó chỉ phát hành quá số dư với số tiền rất nhỏ).

Còn người bán phải chờ cho đến khi tài khoản của người phát hành

đủ số dư mới được thanh toán. Nếu tài khoản của người mua có tiền ngay

sau ngày khách hàng nộp séc vào thì người bán sẽ không bị thiệt thòi.

Nhưng nếu nếu tài khoản của người mua sau 4 - 5 ngày mới đủ tiền thì như

vậy sẽ gây ảnh hưởng tới vòng quay vốn kinh doanh của họ.

Theo em Ngân hàng nên có sửa đổi như sau :

+ Đối với đơn vị kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm

lâu nay với Ngân hàng thì Ngân hàng có thể cho phát hành quá số dư một

số tiền nhất định nào đó. Vì đây là khó khăn tài chính tạm thời của họ chứ

+ Ngân hàng có thể cho vay để đơn vị phát triển séc thanh toán tờ séc đó cho đơn vị bằng cách : Ngân hàng có thể yêu cầu đơn vị phát hành séc lập một đơn xin vay và một giấy cam kết sẽ trả ngay số tiền vay với đầy đủ chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng với một mức lãi suất phù hợp do Ngân hàng quy định để góp phần đẩy nhanh quá trình thanh toán. Khi

đó kế toán hoạch toán :

Nợ : Tài khoản của khách hàng. Có : Tài khoản cho vay.

+ Hoặc khi phát hành quá số dư thì Ngân hàng vẫn tiến hành thanh toán số tiền hiện có trên tài khoản cho đơn vị thụ hưởng, còn số tiền quá số dư thì lưu lại để đến khi tài khoản tiền gửi của đơn vị phát triển đủ tiền sẽ

tiến hành thanh toán nốt và tính phạt như chế độ hiện nay quy định (nhưng

chỉ tính phạt trên số tiền bị quá số dư chứ không tính phạt toàn bộ số tiền

trên séc).

Một phần của tài liệu Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa pptx (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)