II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công
2. Thực trạng áp dụng cách ình thức thanh toán không dùng tiền mặt
2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu:
Tình hình thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ở Ngân hàng Công thương Đống Đa được áp dụng để thanh toán tiền cung ứng lao vụ (tiền điện thoại,
tiền điện) và một vài đơn vị áp dụng để đòi tiền hàng. Theo số liệu bảng 2
cho thấy:
6 tháng đầu năm 2001 doanh số thanh toán chỉ chiếm tỷ trọng 0,5%
nhưng về số món lại chiếm tỷ trọng cao hơn 8,4% trong tổng doanh số
thanh toán không dùng tiền mặt, điều này phản ánh thể thức thanh toán này về số món thì nhiều nhưng giá trị tiền nhỏ. Nó chỉ dùng thanh toán cho các khoản tiền có tính chất định kỳ thường xuyên như tiền điện, nước, điện
thoại của các tổ chức kinh tế, cá nhân.
6 tháng đầu năm 2000 doanh số thanh toán bằng uỷ nhiệm thu là 23.329 Triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,4% trong tổng doanh số thanh toán
không dùng tiền mặt.
Đến 6 tháng đầu năm 2001 doanh số thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
lên tới 28.483 Triệu đồng và chiếm tỷ trọng 0,5% trong tổng doanh số
thanh toán không dùng tiền mặt.
Qua số liệu thể hiện thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa đã có chiều hướng gia tăng nhưng vẫn chậm.
Hiện tượng thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ít được khách hàng ưa dùng là do
xuất phát từ nhược điểm của hình thức thanh toán này.
Uỷ nhiệm thu được sử dụng để thu tiền hàng hoá và dịch vụ đã cung ứng do đó thường gây thiệt hại cho người bán. Nếu uỷ nhiệm thu dùng để đòi tiền đơn vị có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì thủ tục khá đơn giản, khách hàng chỉ cần nộp uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn gần như là có
tiền ngay. Trường hợp uỷ nhiệm thu đòi tiền đơn vị có tài khoản mở ở ngân
hàng khác, bên bán phải chờ một thời gian để ngân hàng gửi uỷ nhiệm thu
sang ngân hàng phục vụ bên mua để ghi “nợ” trước. Sau khi uỷ nhiệm thu
quay về, ngân hàng mới ghi “có” tài khoản đơn vị bán. Do khả năng chiếm
dụng vốn như vậy, người bán thường rất ngại sử dụng hình thức này. Ngoài ra nếu số dư của đơn vị mua không đủ tiền gây chậm trễ cho đơn vị bán
hoặc gây thiệt hại cho bên mua nếu nhờ thu đơn vị lập nhầm số tiền, sai đơn vị....
Tuy ngân hàng có áp dụng biện pháp xử phạt trong trường hợp số dư của đơn vị không đủ tiền bằng cách tính phạt chậm trả theo chế độ quy định nhưng người bán hoàn toàn không muốn điều đó xảy ra vì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính của họ. Trong cơ chế thị trường, các đơn vị kinh tế phải tính toán sát sao các khoản
thu nhập về tài chính của mình, việc để cho bên mua chiếm dụng vốn trong
thời gian dài là không thể chấp nhận được. Vì vậy hiện nay hình thức này ít
được sử dụng, mà người ta dùng nhiều hình thức khác mang lại hiệu quả cao hơn như: uỷ nhiệm chi, ngân phiếu thanh toán...