MIỀN NAM ĐẠI HỘI LẦN THỨ II HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Lịch sử Hlh thanh niên Việt nam (Trang 71 - 88)

Sau thời gian khôi phục kinh tế với những thành tựu ban đầu, miền Bắc đã có sự chuyển biến quan trọng. Để tiếp tục đưa đất nước đi lên, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh- lực lượng chủ đạo của toàn bộ nền kinh tế nước nhà.

của Đảng, hợp tác hoá nông nghiệp được kết hợp chặt chẽ với cải tiến kỹ thuật và phát triển sản xuất, hợp tác hoá đi đôi với thuỷ lợi hoá và tổ chức lại sản xuất, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Lao động tập thể đã giúp cho đoàn viên, thanh niên khắp các vùng nông thôn miền Bắc phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và đã đổi thay dần cả một nếp sống, một phong cách lao động thụ động xưa cũ.

Thanh niên nông thôn không chỉ tham gia và góp phần mở rộng, củng cố phong trào hợp tác hoá nông nghiệp mà còn tích cực tham gia đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp. Trong đó, thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu và cũng là nơi có nhiều khó khăn, gian khổ nhất, đòi hỏi sự sáng tạo, lòng dũng cảm và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Các cấp Đoàn và Hội như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên đã động viên hơn một chục vạn đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia xây dựng công trình đại thuỷ nông Bắc – Hưng – Hải để dẫn nước sông Hồng về tưới cho đồng ruộng các địa phương trên. Ngày 20-9-1958, Bác Hồ đã trực tiếp đến thăm công trình này, Người ân cần căn dặn: “Cán bộ và đồng bào phải có quyết tâm vượt mọi khó khăn, làm cho nhanh, cho tốt. Công trình Bắc – Hưng- Hải thành công thì mỗi năm đồng bào đỡ mấy triệu công chống hạn, thu hoạch lại tăng thêm…Đảng viên và Đoàn Thanh niên phải xung phong “làm đầu tàu, làm gương mẫu”…”

Làm theo lời Bác dạy, hàng trăm đội Thanh niên xung kích đã ra đời, xông pha đảm nhận những công việc ở những nơi gian khổ nhất. Thi đua với đoàn viên, thanh niên ở công trình Bắc – Hưng – Hải, tuổi trẻ nông thôn miền Bắc đã đẩy mạnh phong trào làm thuỷ lợi, đào mương, đắp đập, hoàn chỉnh các hệ thống nông giang, đảm bảo đủ nước, chủ động tưới tiêu cho đồng ruộng.

Chỉ trong 3 năm (1958- 1960) cải tạo và phát triển kinh tế ở miền Bắc, tuổi trẻ nông thôn đã đóng góp 72,25 triệu ngày công lao động, đào đắp 116,2 triệu m3 đất đá để xây dựng các công trình thuỷ lợi; phục vụ thâm canh tăng năng suất, góp phần giải quyết cơ bản nạn hạn hán, úng lụt kéo dài.

Phong trào làm phân bón, cải tiến công cụ, khai hoang phục hoá… cũng thu hút hàng triệu đoàn viên, thanh niên nông thôn miền Bắc tham gia. ở ngoại thành Hà Nội, đoàn viên Nguyễn Thị Hoàn đã nêu kỷ lục “Kiện tướng nghìn cân” và chỉ trong một thời gian ngắn, chính Hoàn đã tự phá kỷ lục từ 1000 kg đến 3000 kg rồi 6000 kg/ tháng. Khắp các vùng nông thôn miền Bắc, tuổi trẻ đã noi gương, thi đua cùng kiện tướng Nguyễn Thị Hoàn để rồi xuất hiện hàng loạt các “Phó kiện tướng" làm phân bón trong phong trào “sạch làng tốt ruộng” ”. ở huyện Duy Tiên (Hà Nam) có Lê Thị Mến đạt 4000 kg. ở Nam Định có Cao Thị Min đạt 5200 kg… Các chi đoàn Đông Phong (Hòa Bình); chi đoàn Minh Long (Thái Bình) “Các kiện tướng Nguyễn Thị Hoàn, Lê Văn Đây (thương binh cụt một tay), Sân Mỹ Mây (nữ dân tộc thiểu số), Trần Danh (thiếu niên) đã được vinh dự nhận phần thưởng của Bác Hồ về thành tích làm phân bón”.

Phong trào cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật của thanh niên nông thôn cũng được khởi xướng và đã thu được những thành tựu ban đầu. Tiêu biểu là tấm gương của đoàn viên Phạm Trung Pồn (Người Tày) xã Bế Triều, tỉnh Cao Bằng. Anh bị mù cả hai mắt vẫn dám nghĩ, dám làm, kiên trì cải tiến được tới 11 loại công cụ cầm tay như cày 51 thay cho cày chìa vôi; bừa sắt thay cho bừa tre… ở Hoà Bình, thanh niên xã Liên Phương cũng cải tiến, sử dụng 100% cày cải tiến thay cho cày chìa vôi; 90% xe thô sơ và xe cải tiến thay cho quang gánh; giải phóng cho đôi vai… Phương pháp ủ chua thức ăn cho lợn; ngâm ủ lúa giống trong nước “3 sôi 2 lạnh”… cũng được áp dụng rộng khắp các vùng nông thôn miền Bắc.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Chỉ tính riêng những năm học từ 1957 đến 1959 đã có “443 sinh viên và 1039 học sinh trung cấp nông nghiệp và hàng nghìn cán bộ sơ cấp kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi”.

Trong không khí thi đua tưng bừng, sôi nổi, tuổi trẻ nông thôn miền Bắc đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp qua các phong trào làm thuỷ lợi, làm phân bón, cải tiến công cụ, khai hoang phục hoá, học tập khoa học kỹ thuật để đưa vào áp dụng trong thực tiễn… Họ đã góp công lớn trong việc đẩy tổng sản lượng lương thực toàn miền Bắc năm 1959 đạt tới 5,15 triệu tấn. Năm 1960, dù bị thiên tai nặng vẫn đạt 4.212.000 tấn, vượt hơn năm 1957 tới 30 vạn tấn.

Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, đoàn viên, hội viên, thanh niên công nhân, thanh niên xung phong đã lao động dũng cảm, góp phần khôi phục, phát triển hệ thống giao thông, nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp. Để kịp thời tổ chức và động viên tuổi trẻ phát huy vai trò của mình, Trung ương Đoàn; Trung ương Hội đã phát động phong trào “Lao động kiến thiết Tổ quốc”, đồng thời mở thêm một số cuộc vận động như: Làm đúng giờ, chống tham ô, lãng phí…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên, thanh niên công nhân tham gia tích cực vào công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.

Trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, hầm mỏ… ngày càng xuất hiện nhiều gương sáng đoàn viên, hội viên, thanh niên đầy nhiệt huyết. ở Hà Nội, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo được

sửa chữa, khôi phục sau cuộc hành trình di chuyển gian khổ từ Việt Bắc về Thủ đô; nhà máy xe lửa Gia Lâm; nhà máy điện Yên Phụ… sau những cuộc giằng co quyết liệt với giới chủ để giữ gìn, bảo vệ máy móc, thiết bị từ những năm 1955-1958, nay được các đoàn viên, hội viên, thanh niên góp hàng vạn ngày công lao động để khôi phục, sửa chữa, vận hành với công suất ngày càng cao… Trong 3 năm (1958-1960), với tinh thần “Lao động kiến thiết Tổ quốc” và “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm”…đoàn viên, thanh niên công nhân Hà Nội đã có "4.995 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất từ 10 đến 200 % và thu nhặt được trên 628 tấn nguyên vật liệu…Nhiều điển hình cá nhân như Nguyễn Thế Nghĩa, công nhân nhà máy cơ khí Gia Lâm trong một năm có 10 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, trong đó có sáng kiến tăng năng suất 900% và đã trở thành lá cờ đầu của thanh niên công nhân miền Bắc”.

ở các tỉnh, thành khác trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đoàn viên, hội viên và thanh niên công nhân đã phát huy tính tiên phong của giai cấp công nhân, hăng hái tham gia ngày “Lao động kiến thiết Tổ quốc”; ngày “Lao động xã hội chủ nghĩa” và các phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”…để cải tạo và phát triển nhanh chóng các nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh. Đoàn viên, hội viên, thanh niên công nhân Hải Phòng đã đóng góp được 2030 sáng kiến; đoàn viên, thanh niên công nhân khu mỏ Hồng Quảng (Quảng Ninh) luôn đi đầu trong sản xuất, vận chuyển than, tiết kiệm được 2,8 triệu đồng; đoàn viên, hội viên và thanh niên công trường khai thác đá Sơn Tây với nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã làm lợi cho xí nghiệp 6 triệu đồng, được Bác Hồ gửi thư khen…

Sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc đã tạo ra môi trường rộng lớn cho tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, mở ra con đường tươi sáng đi tới tương lai. Nếu trong 3 năm đầu (1955-1957) khôi phục kinh tế có 6 vạn thanh niên tình nguyện đến các công trường đầy cam go, thử thách thì đến 3 năm (1958-1960) cải tạo, xây dựng, phát triển kinh tế đã có tới 20 vạn đoàn viên, hội viên, thanh niên tình nguyện đến với các công trình. Điển hình là các đội Thanh niên xung phong, các đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Anh; tuyến đường bộ 12B Hoà Bình; các nhà máy Suppe Phốt phát Lâm Thao, Lò cao số 1 khu gang thép Thái Nguyên…

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp trong thời kỳ cải tạo, phát triển kinh tế, đời sống văn hoá, tinh thần của tuổi trẻ và nhân dân miền Bắc cũng không ngừng được nâng cao. Những nọc độc của chủ nghĩa thực dân từng bước được loại trừ. Đặc biệt, việc nâng cao trình độ học vấn cho đoàn viên, thanh niên được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tiếp tục được mở rộng, thu hút ngày càng đông tuổi trẻ và bà con lao động. Các đội “Thanh niên xung kích diệt dốt”, các “Trại hè diệt dốt” được tổ chức ở khắp nơi và phát huy hiệu quả. Chỉ tính riêng năm 1958, ở Thanh Hoá đã có 30.417 đoàn viên, thanh niên tham gia trong 9273 tổ “xung kích diệt dốt”. Bởi vậy, đến 30-10-1958, tỉnh Thanh Hoá đã thanh toán xong nạn mù chữ cho cả thanh niên và nhân dân.

Còn ở tỉnh miền núi Hoà Bình, đến năm 1960 đã có 96% số người trong độ tuổi biết đọc, biết viết. Đây cũng là tỉnh miền núi đầu tiên thanh toán được cơ bản nạn mù chữ ngay trong thời kỳ 1958- 1960.

Được Đảng, Bác quan tâm, được sống, lao động và học tập trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tuổi trẻ đã hăng hái, say mê đi đầu trong sự nghiệp củng cố, phát triển ngành giáo dục. Đến tháng 12- 1958 trên toàn miền Bắc đã có 95% nhân dân từ 12 đến 45 tuổi biết đọc, biết viết. Năm học 1959- 1960, miền Bắc đã có 1.460.596 học sinh phổ thông (gấp 3,5 lần năm 1939-1940 của toàn Đông Dương); 16.000 học sinh trung học chuyên nghiệp (gấp 4 lần) và 8.479 sinh viên đại học (gấp 14,6 lần năm học 1939-1940 toàn Đông Dương) và gần 2000 học sinh, sinh viên được cử đi học ở nước ngoài.

Để giáo dục và nâng cao nhận thức về Đảng, Bác và những phẩm chất cao đẹp của người cộng sản cho tuổi trẻ, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/1960) và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đầu năm 1960, Trung ương Đoàn đã mở cuộc vận động: “Sống, làm việc, học tập, theo gương những người cộng sản”. Đây là một cuộc vận động lớn nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về lý tưởng, nâng cao ý chí phấn đấu, rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu, theo gương những anh hùng, liệt sỹ, những chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi đã cống hiến trọn vẹn đời mình cho Đảng, cho nhân dân, cho Tổ quốc.

Tháng 3 năm 1960, Đại hội “Thanh niên tích cực lao động XHCN” được triệu tập tại Hà Nội. Đại hội đã biểu dương những cống hiến to lớn của tuổi trẻ trong thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế - văn hoá xã hội ở miền Bắc đồng thời tổng kết những kinh nghiệm để hướng phong trào thanh niên tiếp tục đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước. Đại hội đã chính thức phát động phong trào thi đua: “Trở thành người lao động tiên tiến, tổ tiên tiến, đơn vị tiên tiến”. Ngày 17-3-1960, Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ tới thăm và nói chuyện thân mật. Bác đã ân cần chỉ bảo: “Hiện nay có hơn 60 vạn đoàn viên, thanh niên lao động và miền Bắc có độ 4 triệu thanh niên, nhưng số thanh niên

tích cực lao động XHCN chỉ có hơn 10 vạn. Thế là trong 6 đoàn viên và 40 thanh niên mới có một người tích cực. Như thế là phong trào còn hẹp. Đoàn Thanh niên Lao động phải cố gắng thêm và các cấp Đảng bộ phải giúp đỡ Đoàn Thanh niên phát triển phong trào hơn nữa”.

Trong khí thế phấn khởi, sôi nổi của tuổi trẻ và nhân dân miền Bắc thi đua lao động sáng tạo, khôi phục, phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội thì tuổi trẻ và nhân dân miền Nam lại ngày đêm quyết liệt trong đấu tranh chính trị, vũ trang, trong phong trào chống lại luật 10-59 của Mỹ- Diệm. *

* *

Những năm 1958-1960, trên khắp các tỉnh thành miền Nam, làn sóng đấu tranh cách mạng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ, ào ào như vũ bão. Mỹ Diệm đã thẳng tay đàn áp, khủng bố, trả thù những người tham gia kháng chiến; vô cớ bắt giam, đánh đập, giết hại những người có chồng con, anh em, bố mẹ tập kết ra miền Bắc. Chúng còn huyênh hoang tuyên bố: “Bôi đen bọn trẻ để cộng sản không nhuộm đỏ lại được” với những chiêu bài: “Độc lập”, “Quốc gia”, “Tự do”, “Dân chủ”, “Nhân vị, duy linh”… và lớn tiếng hô hào: “Bắc tiến, lấp sông Bến Hải”… Chúng đã tăng cường bắt lính, đôn quân, ban hành luật quân dịch, khuyến khích thanh niên trí thức vào các trường sĩ quan và dùng mọi thủ đoạn hèn hạ, kể cả việc cố ý đánh hỏng hàng loạt thí sinh thi tú tài phần I để đẩy họ vào các trường hạ sĩ quan hoặc bắt lính…

Trước tình thế đó, các tổ chức cách mạng miền Nam đã lãnh đạo nhân dân và thanh niên đấu tranh chống bắt lính, đôn quân. ở khắp các tỉnh, thành, hàng chục nghìn thanh niên đã kề vai sát cánh cùng các tầng lớp nhân dân kéo lên các dinh quận trưởng, đấu tranh đòi hoãn quân dịch, đòi giải thoát cho những thanh niên đã bị bắt lính. ở khu trù mật Hậu Nghĩa (Long An) có nữ đồng chí Tư Vân - cán bộ thanh vận quận, đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải thoát cho 100 thanh niên bị bắt vào lính. ở quận An Khê (Plâycu), thanh niên được vận động trốn ra ở rừng, địch không bắt được lính và cũng không có cớ để đốt làng…

Cùng với phong trào chống bắt lính, phong trào xin gia nhập bộ đội cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều gia đình tha thiết xin cho con đi bộ đội đánh giặc vì: “Thà lên cứ ăn ở kham khổ, thiếu đói mà được đánh giặc còn hơn ở nhà ăn uống đầy đủ mà bị bắt lính…”. Nhiều thiếu niên chưa đủ tuổi đi bộ đội cũng trốn gia đình lên cứ cùng các cô chú và nằng nặc đòi được đi đánh Mỹ-Diệm… Phong trào tòng quân náo nức của thanh niên miền Nam đã giúp cho lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh, từ dân quân du kích xã đến các đội vũ trang huyện, tỉnh, liên tỉnh. Nếu tháng 10 năm 1957 mới có một đơn vị vũ trang chính quy đầu tiên (Đại đội 250) ra đời ở chiến khu Đ Nam Bộ thì đến năm 1958, liên tỉnh Trung Nam Bộ (khu 8) đã có 3 đại đội ở vùng Đồng Tháp Mười; liên tỉnh Tây Nam Bộ (khu 9) có 3 đại đội… Đến năm 1959, nhiều tỉnh thành đã lập được đơn vị vũ trang tuyên truyền như Tiểu đoàn 14 Tây Ninh; Tiểu đoàn “Lá thép” Lâm Đồng; Tiểu đoàn 7 Bến Tre, đội nữ pháo binh Châu Thành, Đội Thanh niên xung phong Hoàng Lệ Kha… Đặc biệt, có nhiều cơ sở nội tuyến đã khởi nghĩa diệt chỉ huy ác ôn, mang súng trở về căn cứ như đồng chí Bảy Nghĩa ở Đông Lung Lớn (Hà Tiên), còn ở Tây Ninh thì làm binh biến tại đồn Tràng Cỏ,

Một phần của tài liệu Lịch sử Hlh thanh niên Việt nam (Trang 71 - 88)