HĂNG HÁI THAM GIA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Một phần của tài liệu Lịch sử Hlh thanh niên Việt nam (Trang 37 - 45)

Sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn dân cầm vũ khí đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người nói: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...Hỡi đồng bào!... Là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc...”

Đáp lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước.

Đêm 19/12/1946, cuộc chiến đấu của thanh niên và nhân dân ta nổ ra ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã như: Hải Phòng, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng v.v…

Tại Thủ đô Hà Nội, quân dân và thanh niên thành phố đã tấn công mãnh liệt vào quân cướp nước. Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện được lệnh phá máy, tắt đèn. Giờ cứu nước đã điểm, toàn thành phố nổ súng. Từ các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, pháo binh ta nã đại bác vào các trại lính Pháp. Các lực lượng vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đồng loạt tiến công các vị trí của giặc. Thanh niên tự vệ chặt cây, nổ mìn, ngả cột điện, đánh đổ toa xe lửa, xe điện; nhân dân khuân vác giường, tủ, bàn ghế ra đường làm chướng ngại vật chặn quân thù. Tiếng súng, lựu đạn, bom, mìn, tiếng hô xung phong, tiếng loa phát thanh của tự vệ, tiếng hát của đoàn cảm tử... tất cả hoà quyện thành bản anh hùng ca của tuổi trẻ và nhân dân Hà Nội trong đêm đầu toàn quốc kháng chiến, phản ánh ý chí sắt thép của tuổi trẻ Thủ đô: “Hà Nội mồ chôn giặc Pháp”, “Thề sống chết với Thủ đô”.

Tại Bắc Bộ phủ, một đại đội vệ quốc quân và 20 thanh niên tự vệ nêu quyết tâm “Chúng tôi còn, Bắc Bộ phủ còn”. Các chiến sĩ đã anh dũng đẩy lùi nhiều đợt tấn công của 300 lính Pháp có 18 xe tăng yểm trợ, tiêu diệt 150 tên, đốt cháy 4 xe tăng. Chiều 20/12, nhiệm vụ bảo vệ của đại đội đã hoàn thành. Theo lệnh của cấp trên, chính trị viên Lê Gia Định cho bộ đội rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Một mình anh ở lại chốt giữ vị trí. Quân địch mở các đợt tấn công mới. Lê Gia Định đã đập kíp bom vào một xe tăng địch tiêu diệt hàng chục lính Pháp và anh đã anh dũng hy sinh. Tổ quốc ghi công truy tặng anh, người cộng sản trẻ tuổi danh hiệu cao quý “Cảm tử quân số 1 của Thủ đô”.

ở Nhà hát Lớn thành phố, các chiến sĩ của một trung đội Vệ quốc quân đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hầu hết bị thương, khi sa vào tay giặc vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.

ở Sở Bưu điện, 20 chiến sĩ tự vệ đã chiến đấu đến người cuối cùng bên Hồ Gươm để cản giặc tràn vào phía trong, trung đội trưởng Trần Thành dũng cảm ôm bom ba càng lao vào xe tăng giặc chặn đường tiến công của chúng.

Cùng với thanh niên trong các lực lượng vũ trang, hàng vạn học sinh, sinh viên, thiếu niên Hà Nội đã tham gia chiến đấu anh dũng. Tiểu đội cứu thương ở Giảng Võ gồm những cô gái trẻ làng hoa Ngọc Hà đã lần lượt hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Học sinh Vũ Chí Thành - con đẻ duy nhất của bác sĩ Vũ Đình Tụng là đội viên Đội cảm tử quân Hà Nội cùng nhiều bạn học đã anh dũng hy sinh trong đêm đầu kháng chiến. Nhận được tin này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho bác sĩ Vũ Đình Tụng trong đó có đoạn: "Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi, mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột… Thế là họ đã làm rộng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi…" Bức thư của Bác được báo chí kháng chiến ở Thủ đô và cả nước đăng tải gây xúc động cho hàng triệu trái tim con dân đất Việt.

Tháng 1 năm 1947, các đơn vị tự vệ chiến đấu và Vệ quốc quân trong Liên khu 1 thống nhất tổ chức thành Trung đoàn Liên khu I, sau đó được vinh dự mang tên Trung đoàn Thủ đô. Các lực lượng vũ trang chiến đấu ở các cửa ô được hợp nhất thành Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52. Mỗi Trung đoàn có trên dưới 2000 cán bộ, chiến sĩ vốn là thanh niên, công nhân, dân nghèo thành thị, nông dân ngoại thành, học sinh, sinh viên và một số thiếu niên... Nhiệm vụ của các Trung đoàn là chiến đấu tiêu hao sinh lực và giam chân địch trong lòng Hà Nội.

Ngày 6/1/1947, hàng nghìn quân Pháp với máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ ồ ạt tấn công vào khu Giảng Võ - Ô Chợ Dừa. Các chiến sĩ đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 56, chiến khu II Hà Nội chiến đấu anh dũng, ngoan cường, mặc dù lực lượng không cân sức. Tấm gương hy sinh của Tiểu đội trưởng Nguyễn Phúc Lai ôm bom ba càng lao vào diệt xe tăng địch, chặn đường tiến công của giặc, nêu tấm gương sáng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

Xuân Đinh Hợi (1947) đến vào lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra quyết liệt giữa lòng Hà Nội, các cán bộ, chiến sĩ Thủ đô vô cùng xúc động khi nhận thư thăm hỏi, động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thư, Người viết: “Các em là đội cảm tử, các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau”.

Ngày 7/02/1947, thực dân Pháp từ bốn hướng mở cuộc tổng tấn công vào trung tâm Thủ đô. Những cánh quân xâm lược hàng trăm tên có máy bay ném bom, xe tăng dọn đường, điên cuồng tiến vào các đường phố như Cầu Gỗ, Hàng Nón, Hàng Thiếc, Hàng Lược, Hàng Đường, chợ Đồng Xuân,v.v… Ba mươi sáu phố phường Hà Nội rền vang tiếng súng. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra hết sức ác liệt. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm phi thường của cảm tử quân Thủ đô đã làm quân thù phải kinh hoàng. ở sườn phía Đông và mặt trận phía Tây Liên khu I ta phản kích thắng lợi, kiên quyết không cho địch thực hiện âm mưu cắt đôi Liên khu. Chiến sĩ Trần Đan được đồng đội tặng danh hiệu “Vua lựu đạn”. Tay phải anh bị thương, tay trái còn lại vẫn phát huy uy lực của lựu đạn để tiêu diệt nhiều địch. ở phố Hàng Nón, chiến sĩ Minh hai mắt mờ vì khói súng địch vẫn không rời trận địa, dùng tai nghe tiếng động để đoán hướng giặc tới mà nổ súng tiêu diệt.. ở chợ Đồng Xuân, anh công nhân Tưởng sau khi bắn viên đạn cuối cùng đã dùng dao thái thịt quần nhau với lính lê dương làm 10 tên bỏ mạng. Nhiều em thiếu nhi làm liên lạc, trinh sát cho các đơn vị bộ đội đã lập chiến công xuất sắc như em Lai, em Dương Văn Nội. Ngày 12/4/1947, Dương Văn Nội tham gia trận chống càn ở làng Xấu Giá (Đan Phượng, Hà Tây). Dương Văn Nội giết được 3 tên Pháp và hi sinh anh dũng. Em là liệt sĩ thiếu niên đầu tiên được Chính phủ truy tặng Huân chương chiến công hạng Hai.

Tinh thần chiến đấu ngoan cường, anh dũng của đội du kích Hồng Hà đã cản được giặc Pháp, bảo đảm an toàn cho quân dân Liên khu I trở về hậu phương. Sáng 18/2/1947, nhận nhiệm vụ bảo vệ Trung đoàn Thủ đô rút quân, đội du kích Hồng Hà đã chiến đấu ngoan cường. Chỉ còn một quả lựu đạn duy nhất, Nguyễn Ngọc Nại chờ cho địch đến gần rồi cho nổ để khi anh hy sinh còn diệt thêm mấy tên địch nữa. Anh đã hy sinh vô cùng anh dũng.

Sau gần hai tháng chiến đấu hết sức oanh liệt, quân dân và thanh niên Thủ đô đã tiêu diệt hơn 2000 tên địch với 200 trận chiến đấu, phá huỷ trên 100 xe quân sự trong đó 22 xe tăng, xe bọc thép. Bắn rơi và phá huỷ 5 máy bay, bắn chìm 5 ca nô. Quân và dân Hà Nội đã đánh bại hoàn toàn âm mưu và kế hoạch của thực dân Pháp định “đánh úp” các cơ quan đầu não của Nhà nước Cách mạng, bóp chết lực lựng vũ trang non trẻ của ta, kìm giữ giam chân địch suốt 60 ngày đêm tại chiến trường Hà Nội, góp phần tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị và tổ chức cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.

Nhân dân và thanh niên khắp các tỉnh, thành trong cả nước đều nhất tề đứng lên chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước. ở Nam Định, lực lượng thanh niên thành phố vinh dự nổ phát súng đầu tiên vào trại lính Tarô, mở đầu cuộc kháng chiến của quân dân trong tỉnh, 800 lính Pháp bị vây chặt trong thành phố 90 ngày đêm, 400 tên bị tiêu diệt. Tại Bắc Ninh, Bắc Giang, 2 đại đội Pháp bỏ mạng trước sức tiến công của lực lượng du kích, tự vệ. Tại Hải Dương, Hòn Gai, một số đơn vị lẻ của quân Pháp bị tiêu diệt. Tại Vinh, bọn Pháp phải đầu hàng. Tại Huế, cuộc chiến đấu quyết liệt kéo dài hơn một tháng, ta tiêu diệt 400 tên Pháp. Tại Đà Nẵng, 10.000 quân giặc bị vây hãm trong thành phố 3 tháng, 300 lính Pháp bị tiêu diệt. Quân dân Đà Nẵng phá huỷ nhiều xe tăng, đốt phá các kho bom, xăng…Các chiến sĩ Ngô Văn Minh, Trần Đức, Ngô Hiệp… mưu trí, táo bạo đã tiêu diệt hàng chục giặc Pháp. Tuổi trẻ Quảng Nam - Đà Nẵng đã góp phần xứng đáng vào phần thưởng cao quý mà đồng chí Phạm Văn Đồng, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ trao tặng mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng lá cờ vẻ vang với hai chữ: “Giữ vững”

ở Nam Bộ, trong 3 tháng đầu năm 1947, ta có nhiều trận đột kích vào Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, sân bay Tân Sơn Nhất và trên đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho. Tại Sài Gòn, du kích đột nhập Sở mật thám Bình Tây, diệt tên ác ôn Lò Ngọc, bắn gãy chân tên Sáu Đê. Anh Trần Công Thành dũng cảm xông vào toà soạn báo Quốc hồn trừng trị bọn bồi bút bôi nhọ kháng chiến. Đặc biệt là chiến công của anh Võ Hồng Tâm, đội viên du kích Tây Hồ đã cắt cổ tên đại tá Pháp Inphailơ tại khách sạn National ở đường Sắcne (nay là đường Nguyễn Huệ). Nhiều cuộc hành quân, càn quét của địch ở đồng bằng sông Cửu Long bị đánh bại. Chiến tranh du kích ở các vùng bị địch chiếm đóng được phối hợp với những cuộc đình công, bãi khoá, bãi thị của công nhân, học sinh và nhân dân. Phong trào thanh niên tòng quân sôi nổi khắp Nam Bộ. Tại Bạc Liêu có 500 du kích tập trung và 1000 du kích xã, ấp, một đội tự vệ chiến đấu. Hầu khắp các tỉnh đều có chi đội bộ đội Nam Bộ. Toàn khu 7 có 16 chi đội, Sài Gòn có 10 ban công tác và nhiều đội cảm tử. ở khu 9, đến cuối tháng 6/1946 mỗi tỉnh có từ hai trung đội đến một đại đội Vệ quốc đoàn. Những trận đánh bất ngờ cùng những hoạt động du kích của quân dân khu 9 đã buộc địch phải rút hết đồn bốt đóng sâu trong vùng nông thôn.

Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của địch đã bị thất bại. Đồng thời với việc chuẩn bị mở những cuộc tấn công mới, thực dân Pháp chủ trương bình định những vùng đã chiếm để thực hiện âm mưu thâm độc “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Đối với thanh niên, thực dân Pháp dùng thủ đoạn vừa mua chuộc, lôi kéo, vừa đàn áp, khủng bố.

Thực hiện chủ trương vừa đánh địch vừa tổ chức xây dựng lực lượng chính trị, ở Nam Bộ, Xứ uỷ chủ trương hình thành mặt trận đoàn kết thanh niên rộng rãi để tập hợp tất cả các tầng lớp, tổ

chức thanh niên vì mục tiêu kháng chiến, kiến quốc. Ngày 5/01/1947, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam Nam Bộ được thành lập. Ban Chấp hành Liên đoàn gồm đại diện các tổ chức thanh niên. Đại diện thanh niên cứu quốc là anh Trần Bạch Đằng. Sau khi Liên đoàn Thanh niên Việt Nam Nam Bộ ra đời, một số tỉnh, thành ở Nam Bộ cũng thành lập Liên đoàn Thanh niên Việt Nam Nam Bộ. Tiếp đó ngày 25/5/1947, số sinh viên tham gia kháng chiến tiến hành Đại hội thành lập chi hội sinh viên Nam Bộ thuộc Tổng Hội Sinh viên Việt Nam. Các tổ chức này đều tham gia Liên đoàn Thanh niên Việt Nam Nam Bộ và cử đại biểu tham gia Ban Chấp hành Liên đoàn.

Tháng 4/1947, Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương để bàn về công tác vận động thanh niên trong cuộc kháng chiến. Hội nghị chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiết thực của thanh niên trong thời kỳ này là tham gia bộ đội, dân quân để tác chiến… giúp đỡ việc tản cư, bình dân học vụ và tiểu học, đoàn kết các hạng thanh niên, động viên thanh niên ra cứu nước”.

Tháng 7 năm 1947, tại Praha (CHXHCN Tiệp Khắc cũ) đã diễn ra Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ nhất. Do điều kiện kháng chiến, đoàn đại biểu thanh niên ta từ trong nước không đến được. Tuy vậy đại diện ngoại giao của ta ở Tiệp Khắc đã cử anh Trần Ngọc Danh mang lá cờ đỏ sao vàng chạy xung quanh sân vận động trong tiếng hô vang dậy "Việt Nam, Việt Nam" của 17.000 đại biểu thanh niên, sinh viên thuộc 71 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Sau Hội nghị của Trung ương, ở các cấp bộ Đảng tại nhiều xứ tỉnh, thành, đã triệu tập các cuộc Hội nghị để xác định nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc của thanh niên. Tại Việt Bắc, tháng 8/1947, Hội nghị cán bộ Đoàn các tỉnh Bắc Bộ được triệu tập. Tháng 11/1947, mở Hội nghị cán bộ Đoàn các tỉnh liên khu IV và ở khu V. Mùa thu 1948, phân Xứ uỷ khu V tổ chức Hội nghị Thanh vận để quán triệt Chỉ thị của Trung ương Đảng về công tác vận động thanh niên phục vụ cuộc kháng chiến. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đều có đại diện của Đoàn tham dự. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng chí Phạm Văn Đồng đã đến dự và huấn thị tại Hội nghị. Hội nghị đánh dấu mốc quan trọng thúc đẩy phong trào thanh niên ở khu V phát triển. Sau Hội nghị, Liên khu uỷ đã cử đồng chí Bùi Tấn Linh phụ trách Công tác Thanh vận kiêm Bí thư Đoàn Thanh niên Cứu quốc khu V.

Liên tục trong các năm 1947, 1948, 1949, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng đều khẳng định tầm quan trọng của công tác vận động thanh niên. Chỉ thị tháng 9/1947 của Trung ương Đảng đã chỉ rõ nội dung: Công tác vận động thanh niên đều hướng theo mục đích kháng chiến, kiến quốc. Động viên thanh niên phải tuân theo tính chất, năng lực của từng giới như thanh niên lao động nằm trong công binh xưởng, tăng gia sản xuất để kháng chiến kiến quốc, thanh niên nông thôn tham gia du kích, dân quân, xung phong giết giặc cứu nước.

Ngày 28/9/1948, Ban Thường vụ Trung ương có Chỉ thị gửi các cấp bộ Đảng “Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn Thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên”. Chỉ thị nêu rõ: “Chủ trương của Trung ương là thống nhất mọi lực lượng Thanh niên vào một Mặt

Một phần của tài liệu Lịch sử Hlh thanh niên Việt nam (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w