VÀ CHIẾN CÔNG
Bước sang năm 1950, dưới ánh sáng các Nghị quyết về công tác thanh niên của Đảng, phong trào thanh niên phát triển ngày càng vững chắc, tổ chức Đoàn lớn mạnh trong cả nước cùng với sự phát triển của cuộc kháng chiến.
Ngày 7 tháng 2 năm 1950, tại căn cứ địa kháng chiến ở Việt Bắc, xã Cao Vân- huyện Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ I đã khai mạc. Đồng chí Nguyễn Lam, Bí thứ Trung ương Đoàn trình bày trước Đại hội bản báo cáo Chính trị nhan đề: “Chiến đấu và xây dựng tương lai”.
Bản báo cáo đã đánh giá sự phát triển của Đoàn Thanh niên Cứu quốc từ năm 1941 đến năm 1950 đồng thời đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Đoàn nhằm thống nhất lực lượng thanh niên trong cả nước để cùng với toàn dân đẩy mạnh công cuộc kháng chiến kiến quốc mau đến thắng lợi. Báo cáo khẳng định, nhiệm vụ trước mắt của Đoàn là động viên, giáo dục, thống nhất lực lượng thanh niên, cổ vũ thế hệ trẻ tích cực tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, quét sạch quân thù ra khỏi đất nước; xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà góp phần vào công cuộc bảo vệ hoà bình thế giới.
Đại hội Đoàn đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
Tiếp theo Đại hội Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam diễn ra ngày 25/2/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đại hội là sự thể hiện khối đoàn kết của toàn thể thanh niên Việt Nam trong mặt trận thanh niên vì mục tiêu kháng chiến thắng lợi.
Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ I vô cùng vinh dự và phấn khởi được Hồ Chủ tịch đến thăm. Người ân cần dặn dò thanh niên cả nước đoàn kết, tích cực đóng góp vào công cuộc kháng chiến và chăm sóc nhi đồng, xây dựng Liên đoàn Thanh niên Việt Nam thành mặt trận rộng rãi, đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên để phục vụ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành và bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và Điều lệ của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Đại hội nêu tấm gương dũng cảm của đồng chí Thái Dũng - chiến sĩ trẻ của Đại đoàn 308 đã chiến đấu trên 100 trận, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch để thanh niên cả nước noi theo.
đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới mà Liên đoàn Thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1946.
Phát biểu tại Đại hội Đoàn và Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam, đồng chí Lêôphighơ - đại diện Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới và Thanh niên Pháp chân thành ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, coi thanh niên Việt Nam như một tấm gương mẫu mực về lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Đồng chí cũng giới thiệu phong trào đấu tranh của thanh niên Pháp và thanh niên thế giới chống cuộc chiến của thực dân Pháp ở Đông Dương. Trở về nước, đồng chí Lêôphighơ đã viết nhiều bài báo và cho in nhiều ảnh trên các báo ở Pháp và Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới, phản ánh cuộc chiến đấu và các phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam, gây ảnh hưởng sâu rộng trong thanh niên ở Pháp và ở châu Âu.
Cuộc kháng chiến càng phát triển thì vai trò của thanh niên càng to lớn. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 24/7/1950 đã ra Nghị quyết về vận động thanh niên và đề ra 4 nhiệm vụ trước mắt là:
- Động viên thanh niên xung phong trong công cuộc kháng chiến, hoàn thành công việc chuẩn bị chuyển sang tổng phản công;
- Kiên quyết xây dựng tổ chức thanh niên trung kiên gần Đảng, phát triển rộng rãi Mặt trận thanh niên;
- Đem lại quyền lợi thiết thực cho thanh niên, đặc biệt chú trọng vấn đề học tập văn hoá và nghề nghiệp cho thanh niên;
- Giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
Thu - Đông năm 1950, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm khai thông đường liên lạc giữa nước ta với hệ thống xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ điạ Việt Bắc, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, tiến tới giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, ngày 15/7/1950, Đảng - Đoàn thanh vận Trung ương quyết định thành lập Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương đầu tiên để phục vụ chiến dịch Biên Giới. Đội gồm 225 đội viên, là những đoàn viên, hội viên, thanh niên tích cực nhất được tuyển chọn từ các địa phương.
Liên khu Việt Bắc là địa phương chính động viên sức người, sức của, phục vụ chiến dịch. Đảng bộ Liên khu đã huy động được 121.700 thanh niên thuộc các dân tộc ở Việt Bắc tham gia phục vụ tiền tuyến với 1.716.000 ngày công.
Chiến dịch Biên Giới, Bác Hồ ra mặt trận. Bác ngồi xe vận tải nhưng chỉ đi được từng đoạn vì đường chưa thông suốt, lại rất nhiều ổ gà nên Bác đi bộ là chính. Trong suốt thời gian chiến dịch, Bác đã ở sát mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chỉ đạo bộ đội chiến đấu.
Đêm 16/9/1950, bộ đội ta tấn công vào cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên Giới lịch sử. Sau 2 ngày đêm chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Đông Khê. Ngay từ trận đầu của chiến dịch và trong suốt chiến dịch, tuổi trẻ trong các lực lượng vũ trang, lực lượng Thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến đã nêu nhiều gương chiến đấu và phục vụ chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Đó là chiến sĩ bộc phá, người Đảng viên trẻ tuổi La Văn Cầu, nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương của mình rồi tiếp tục xông lên phá công sự của giặc. Anh là lá cờ đầu trong phong trào thi đua giết giặc lập công của thanh niên cả nước. Đó là Đại đội trưởng Trần Cừ lấy thân mình bịt lỗ châu mai mở đường cho đơn vị xông lên giết giặc. Chiến sĩ dân công Đinh Thị Dậu, nhiều lần xông lên dưới bom đạn cứu thương binh. Chiến sĩ Lý Văn Mưu mới 17 tuổi đời, đánh trận đầu tiên ở Đông Khê, anh đã 20 lần cõng thương binh, tử sĩ về hậu tuyến rồi lại xông lên chiến đấu, cùng đồng đội phá tan lô cốt địch.
Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như vận chuyển vũ khí phục vụ bộ đội chiến đấu, đưa thương binh về tuyến sau và thu dọn chiến trường. Đội đã nhanh chóng vận chuyển 8 tấn đạn chiến lợi phẩm của mặt trận Đông Khê về kho an toàn. Thành tích của đội Thanh niên xung phong công tác đầu tiên phục vụ chiến dịch Biên Giới đã được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tuyên dương trong buổi lễ mừng chiến thắng tổ chức tại thị xã Cao Bằng.
Chiến thắng Biên Giới đã cổ vũ mạnh mẽ tuổi trẻ cả nước xông lên giết giặc lập công.
ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, quân ta tiêu diệt và bức rút 44 vị trí, tiêu diệt 700 địch và buộc chúng phải rút khỏi thị xã Hoà Bình.
ở Hà Nội, đêm 10/01/1950, bộ đội cùng du kích đột nhập sân bay Bạch Mai phá huỷ 25 máy bay, đốt cháy trên 65.000 lít xăng. Suốt mấy ngày đêm phi trường địch ngùn ngụt khói lửa. Cho đến cuối năm 1950, lực lượng vũ trang nội, ngoại thành Hà Nội đã liên tiếp tấn công các vị trí ở Tương Mai, Đại Yên, Trung Hoà, Dịch Vọng…tiêu hao nhiều sinh lực địch.
thông trên đường Huế - Đà Nẵng…
ở Liên khu V, quân ta diệt gần 1.000 tên địch. Chiến công của người đoàn viên Trần Đích – Tiểu đội trưởng du kích xã Điện Ngọc (Điện Bàn – Quảng Nam) dùng lựu đạn cùng đồng đội tiêu diệt xe tăng địch đã mở đầu cách đánh tăng bằng lựu đạn trên khắp chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Anh Trần Đích được tuyên dương tại Đại hội Chiến sĩ thi đua Liên khu V tháng 3/1953.
ở Nam Bộ, ta diệt hàng ngàn tên địch và phá trên 40 tháp canh.
Tháng 5/1950, ở Bà Rịa (Nam Bộ) và ở tỉnh Hưng Yên, có 2 nữ chiến sĩ công an nhân dân đã dũng cảm trừ gian, diệt tề để bảo vệ cơ sở, phát triển phong trào cách mạng. Cả 2 chị đã anh dũng hi sinh và đều được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đó là Võ Thị Sáu, người con gái đất đỏ ở Bà Rịa (Nam Bộ), đội viên công an xung phong chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công diệt trừ ác ôn, bảo vệ cơ sở không may bị sa vào tay giặc, chị bị tra khảo dã man, chết đi sống lại nhiều lần nhưng vẫn một mực không khai báo. Trước giờ hi sinh, Võ Thị Sáu từ chối rửa tội, từ chối bịt mắt, bình tĩnh hiên ngang hát vang quốc ca Việt Nam: "Đoàn quân Việt Nam đi…" sau này Võ Thị Sáu đã được Nhà nước ta truy tặng danh hiệu vẻ vang Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.. Chị Võ Thị Sáu bị thực dân Pháp xử bắn ở Côn Đảo mờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952.
Chị Bùi Thị Cúc, cán bộ thanh niên xung phong tỉnh Hưng Yên đã mưu trí dũng cám diệt tề, trừ gian, chị bị giặc bắt, chúng đánh đập, tra tấn chị rất dã man nhưng vẫn không khai thác được điều gì. Giặc bèn mang chị ra trói ở cọc giữa chợ huyện, dùng mọi nhục hình tra tấn và bắt nhân dân phải chứng kiến hòng lung lạc tinh thần của chị và đồng bào. Nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ công an. Chị nói với đồng bào: "Bà con đừng sợ! Bọn giặc dù gian ác đến mấy cũng không thể chiến thắng được chúng ta. Kháng chiến nhất định thắng lợi! Hồ Chủ tịch muôn năm!" Chị hy sinh lúc tròn 20 tuổi.
Ngày 15 tháng 1 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh truy tặng liệt sĩ Bùi Thị Cúc Huân chương Độc lập hạng Ba và tặng chị 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.
Tấm gương trung kiên, bất khuất của đội viên thiếu niên Phạm Ngọc Đa sống mãi với truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam. Phạm Ngọc Đa quê ở xã Bạch Đằng, Tiên Lãng (Kiến An) mồ côi cha mẹ, Đa phải đi ở để kiếm sống. Căm thù giặc Pháp, Đa tham gia công tác kháng chiến, làm quân báo cho du kích xã. Đội của em được giao nhiệm vụ đào hầm bí mật để che giấu cán bộ, du kích. Trong một trận vây càn của địch, ngay hôm đầu tiên chúng đã phát hiện được hầm của Đa. Địch bắt và trói Đa trên một tấm phản tra tấn rất dã man, bắt Đa chỉ các hầm bí mật. Đa nói lớn vào mặt kẻ thù cốt để các anh chị ẩn nấp xung quanh đấy yên tâm: “Đúng, tao biết nhiều hầm nhưng không phải là để khai ra với chúng mày!” Tên quan ba Pháp nổi tiếng tàn ác cầm dao chặt lìa một cánh tay của Đa. Trong đau đớn, em vẫn giữ được khí tiết.
Để ghi nhớ công lao và sự hy sinh anh dũng của người đội viên thiếu niên, Nhà nước đã truy tặng liệt sĩ Phạm Ngọc Đa danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Em Trần Đông, 14 tuổi là đội viên đội biệt động thị xã Cần Thơ bị bọn phản động bắt với 2 quả lựu đạn định ném vào bọn Pháp. Bị cực hình, tra tấn, em một mực không khai. Giặc đưa Đông ra cầu tàu xử bắn. Chúng bảo Đông bước qua ảnh Bác Hồ thì sẽ được tha. Trần Đông bước đến cạnh ảnh Bác Hồ, quỳ xuống, cầm tấm ảnh nâng đặt lên đầu, đi thẳng đến cột bắn và hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”
Trần Văn Chuông tiêu biểu cho tấm gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của tuổi trẻ Hà Nam, tám lần anh xung phong tòng quân nhưng đều bị loại vì không đủ sức khoẻ. Đến năm 1948 anh mới được nhập ngũ. Do có nhiều sáng kiến đánh bom, mìn nên đồng đội tặng anh danh hiệu: “Vua mìn”. Kinh nghiệm đánh bom, mìn của anh được phổ biến rộng rãi trong toàn Liên khu III. Anh đã đánh giặc trên 200 trận, tiêu diệt 392 tên. Trần Văn Chuông đã hy sinh trong khi chỉ huy đánh tàu chiến dịch trên sông Hồng vào ngày 22/2/1954. Anh được Chính phủ truy tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội và Huân chương quân công hạng Nhất.
ở Liên khu V, Anh hùng Bùi Chát, Đội trưởng Đội Công binh Hải Vân và các chiến sĩ thi đua Nguyễn Thị Dung (thị xã Hội An), Võ Lanh, Nguyễn Toản, Nguyễn Cương…là những điển hình trong biết bao tấm gương anh dũng, kiên cường vì sự thắng lợi của công cuộc kháng chiến kiến quốc.
Sau chiến thắng Biên giới và các chiến trường phối hợp, thế và lực của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta ngày càng phát triển. Trong không khí ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã họp từ ngày 11 đến ngày 19/02/1951 tại vùng căn cứ Việt Bắc. Đại hội đã quyết định 2 vấn đề hệ trọng đối với Đảng và toàn dân:
Đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Từ nay, Đảng ta lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Đoàn đại biểu của Tiểu ban Thanh vận Trung ương đã trình bày trước Đại hội bản tham luận quan trọng về nội dung, phương hướng tổ chức Đoàn Thanh niên Cứu quốc và công tác vận động thanh
niên trong tình hình mới để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Toàn thể thanh niên và tuổi trẻ cả nước vô cùng phấn khởi và tin tưởng ở đường lối kháng chiến mà Đại hội Đảng đã quyết định, ra sức đóng góp sức lực để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Liên đoàn Thanh niên Việt Nam mà Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt đã động viên đoàn viên, thanh niên trong cả nước đẩy mạnh các phong trào tòng quân, giết giặc lập công; phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; phong trào đi dân công, thanh niên xung phong, phục vụ tiền tuyến; phong trào đấu tranh chống địch bắt lính và đấu tranh của thanh niên trong các vùng bị địch tạm chiếm; phong trào xoá nạn mù chữ và xây dựng đời sống mới ở các vùng tự do; phong trào thiếu nhi.
Một vinh dự lớn đối với Đội Thanh niên xung phong là được sự quan tâm và động viên to lớn của Bác Hồ. Ngày 20/3/1951, Bác Hồ đã đến thăm đội Thanh niên xung phong Liên phân đội 312 đang làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù (Bắc Kạn). Đồng chí Việt Thi, đội viên đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương của Liên phân đội 312 vẫn còn nhớ rõ buổi đón Bác rất thiêng liêng và cảm động giữa núi rừng Việt Bắc. Đồng chí Việt Thi kể: Được tin đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần sẽ đến thăm đơn vị. Chúng tôi tổ chức một đêm lửa trại trong rừng Nà Cù để đón khách… Thấy ánh đèn pin loang loáng từ ngoài cửa rừng đi vào, biết là khách đã đến, tôi cho tập hợp anh chị em và vỗ tay hoan hỉ khi đoàn khách còn chưa vào đến nơi.
“Hoan hô đồng chí Trần Đăng Ninh! Hoan hô!...”
Hô xong định thần nhìn lại, tất cả chúng tôi đều sững sờ trước niềm hạnh phúc bất ngờ: Bác Hồ.