C. Lợi nhuận (lãi trước thuế) 330 126 185 188
4. Kết quả huy động vốn trong dân cư của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
thương Việt Nam:
Nhằm đưa ra các giải pháp và kiến nghị xác đángnhằm tăng cường công tác huy động vốn từ khu vực daan cư tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương, trong phần thực trạng này chỉ đưa ra và phân tích một số số liệu có liên quan của những năm gần đây.
4.1. Về tổng nguồn vốn huy động
Với phương châm vốn là khau mở đường, là đầu vào quan trọng của mọi hoạt động của Ngân hàng nên Sở giao dịch đã vận dụng nhiều hình thức khai thác vốn ổn định có lợi trong kinh doanh. Sở giao dịch đã mở rộng hoạt động giao dịch tới mọi đối tượng của nền kinh tế, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các đơn vị kinh doanh.
Đến thời điểm 31/12/2000, tổng vốn huy động của Sở giao dịch quy VNĐ là 23.137 tỷ, tăng 34,7 %, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư là 19.671 tỷ đồng tăng 28.4 % và từ thị trường liên ngân hàng là 8.466 tỷ đồng tăng 52% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này bằng khoảng 150 % so với mức tăng của các năm 1997, 1998, 1999. Nguồn vốn ngoại tệ vẫn chiếm ưu thế áp đảo như các năm trước và có xu hướng ngày càng lớn trong cơ cấu vốn của Sở giao dịch.
Để đánh giá tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương một cách chi tiết ta phải thông qua bảng số liệu sau:
Tổng nguồn vốn huy động qua các năm quy VNĐ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Thực hiện Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng số vốn HĐ 14.382 100 20.893 100 28.137 100 A.HĐ từ TT1 10.792 75 14.165 68 19.671 70 1. TG của các TCKT 6.128 43 7.547 36 9.514 34 2. TG tiết kiệm và KP 4.664 32 6.618 32 10.157 36 B. HĐ từ TT2 3.590 25 6.728 32 8.466 30
4.2. Huy động tiết kiệm kỳ phiếu
Tổng huy động tiết kiệm và kỳ phiếu quy VNĐ là 10157 tỷ đồng (tiết kiệm 9958 tỷ, kỳ phiếu 199 tỷ) chiếm 36 % tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm 31/12/2000, tỷ trọng này là 31% vào thời điểm 31/12/1999. Đây là nguồn vốn tăng đều đặn trong những năm qua và ngày càng trở nên quan trọng với Ngân hàng Ngoại thương trong đó có Sở giao dịch.
Tại thời thời điểm cuối năm 2000, tiết kiệm VNĐ là 669 tỷ đồng, tăng 83 tỷ (11,2%), tiết kiệm ngoại tệ quy USD đạt 641 triệu USD tăng 225 triệu USD (54%) so với cùng kỳ năm trước.
Một số nhân tố cần được xem xét đến để lý giải cho tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tăng mạnh, trong khi đó tiết kiệm VNĐ tăng có phần khiêm tốn hơn đó là:
- Lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng cao (mức cao nhất đã đạt là 7,26%/năm, kỳ hạn một năm) đã đẩy lãi suất USD trong nước tăng một cách tự nhiên, mức tăng nhanh và cao một cách tương đối của lãi suất USD so với VNĐ tạo sự hấp dẫn ngoại tệ so với nội tệ trong lựa chọn đầu tư tiết kiệm của dân chúng.
- Vào các tháng cuối năm 2000, tỷ giá USD/VNĐ tăng khá đột biến tại cả hai thị trường liên ngân hàng và chợ đen dẫn đến dân chúng có xu hướng chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ để gửi tiết kiệm, các doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ để phòng rủi ro tỷ giá.
- Song song với tăng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ, cơ cấu kỳ hạn nhận tiết kiệm cũng được mở rộng cho cả USD và các loại ngoại tệ mạnh khác.
- Ngân hàng Ngoại thương vẫn có được lợi thế về uy tín vốn có trong giao dịch tiền gửi ngoại tệ so với các ngân hàng khác.
số liệu huy động tiết kiệm kỳ phiếu xét theo loại tiền:
Đơn vị tính: Triệu USD, tỷ đồng
Năm 1998 1999 2000
USD 327 430 654
VNĐ 411 593 672
(Nguồn: Báo cáo công tác năm của Sở giao dịch:1998, 1999,2000)
Số liệu về tiền gửi tiết kiệm VNĐ theo kỳ hạn:
Chỉ tiêu thực hiện
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Tiền gửi KKH 18 4,4 15 2,5 24 3,6