IV. Những bài học kinh nghiệm trong công tác huy động vốn của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
1. Giải pháp trước tiên là bằng mọi cách nâng cao uy tín của Ngân hàng.
Như trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng người dân chưa muốn gửi tiền vào Ngân hàng là họ chưa thực sự tin tưởng ở Ngân hàng. Để lấy được lòng tin của dân chúng, Ngân hàng phải kiên trì phân tích, tìm ra lý do và từng bước đề ra các giải pháp có tính khả thi.
Uy tín của Ngân hàng được hình thành trên sự tổng hoà của rất nhiều yếu tố và rất nhiều mối quan hệ khác nhau nhưng ta có thể rút gọn lại bằng công thức sau:
Uy tín của Ngân hàng = An toàn + Bảo toàn + thuận tiện + Đơn giản
Tuy nhiên, để đảm được 4 chỉ tiêu trên, Ngân hàng phải thực hiện kết hợp hàng loạt các giải pháp cụ thể sau:
1.1 Công tác tuyên truyền - quảng cáo:
Ngày nay, việc mở rộng hoạt động của Hệ thống Ngân hàng thông qua việc khuyếch trương, quảng cáo, tuyên truyền là việc làm rất cần thiết. Với phương châm
“Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn mang đến cho bạn sự thành đạt”, Ngân hàng phải làm sao cho mọi người biết đến sự hoạt động của mình, thấy được lợi ích khi giao dịch với Ngân hàng.
Phải thừa nhận rằng công tác tuyên truyền hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua đã được triển khai trên bề rộng, sử dụng số kinh phí không nhỏ nhưng hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền, các Ngân hàng thương mại cần chú ý những điểm dưới đây:
- Không nên thực hiện quảng cáo tràn lan mà nên tập trung vào quảng cáo một số dịch vụ nhất định như lãi suất tiền gửi, hình thức gửi, sử dụng séc, thẻ thanh toán, tiện ích của việc mở tài khoản cá nhân...
- Đa dạng hoá các hình thức quảng cáo như quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, qua điện thoại, áp phíc nơi công cộng...
- Nội dung và hình ảnh quang cáo phải tác động thẳng đến tâm lý và lợi ích của người dân.
- Thực hiện khuyến mại theo đợt dưới nhiều hình thức như quay sổ số theo số tài khoản, lãi suất ưu đãi đối với khách hàng giao dịch thường xuyên, khách hàng đặc biệt.
Tuy nhiên hoạt động tuyên truyền của Ngân hàng phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và khả năng nhận biết của dân chúng.
1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Hình ảnh đầu tiên khiến khách hàng chú ý và quan tâm là cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị máy móc của Ngân hàng. Do đó, yêu cầu đặt ra cho mỗi Ngân hàng là phải xây dựng cho được mặt bằng giao dịch khang trang, hiện đại hoá máy móc thiết bị...Điều này sẽ giúp cho Sở giao dịch có điều kiện tiếp cận với khác hàng tốt hơn và đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập với hệ thống Ngân hàng Thế giới.
1.3 Báo cáo hoạt động ngân hàng:
Ngân hàng phải báo cáo công khai hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thông qua các báo cáo tài chính đã được các Cơ quan có thẩm quyền kiểm toán trên
các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết, nhằm tạo cho Ngân hàng một uy tín, niềm tin vững chắc nơi người gửi, và mục đích là thu hút được nhiều vốn hơn nữa.
1.4 Phong cách phục vụ:
- Thái độ của nhân viên, nhất là các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, cần phải có thái độ lịch sự, nhiệt tình, thân thiện.
- Trình độ của nhân viên: Đây là kết quả của công tác tổ chức và đào tạo cán bộ. Tuyển lựa và đạo tạo sao cho có được một đội ngũ cán bộ nhân viên vừa có “tâm”, vừa có “tầm”, không những tinh thông về nghiệp vụ mà còn hiểu biết về nhiều mặt, nhanh nhẹn, tháo vát, có khả năng tác nghiệp thành thạo đồng thời giải đáp được hầu hết những thắc mắc, làm thoả mãn tất cả khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Bên cạnh đó cần có những hình thức thưởng phạt nghiêm minh, khuyến khích bằng vật chất và tinh thần nhằm động viên cán bộ nhân viên có thành tích tốt trong việc thu hút và phục vụ khách hàng.
1.5 Cải tiến công tác thanh toán:
- Thủ tục đơn giản: Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng ngoài mục đích lãi suất, an toàn và thuận tiện thì họ cũng cần các thủ tục đơn giản thuận tiện, nhanh chóng. Trong thời kỳ Ngân hàng tăng cường huy động vốn (phát hành kỳ phiếu) thì có thể tăng lượng nhân viên làm công tác giao dịch với khách nhằm đẩy nhanh tốc độ làm việc, tránh cho khách hàng phải chờ đợi quá lâu.
- Mạng lưới các phòng giao dịch: Tại thời điểm này, Sở giao dịch có 8 phòng giao dịch. Để tăng cường huy động vốn, cần mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, đặc biệt quan tâm mở thêm các phòng giao dịch tại các điểm tập trung dân cư, khu trung tâm thương mại và dịch vụ.
- Thời gian giao dịch: Sở giao dịch cũng như đa số các Ngân hàng thương mại khác có giờ giao dịch trùng với giờ làm việc của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh doanh... Vì lẽ đó, một viên chức có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng thì phải nghỉ làm việc và mất rất nhiều thời gian. Nên chăng Sở giao dịch cần tăng thêm giờ làm việc, bố trí làm theo ca, thậm chí cả ngày nghỉ để thoả mãn nhu cầu của khách.
1.6 Thực hiện chính sách khách hàng:
Khi xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng cần chú ý những điểm sau: - Thành lập tổ nghiên cứu khách hàng bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp cận tốt với khách hàng.
- Phân loại khách hàng để có biện pháp đối xử cho phù hợp. Đối với khách hàng truyền thống nên để cho họ được hưởng ưu đãi về lại suất, về dịch vụ và phí thanh toán.
- Tổ chức định kỳ hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt nhanh nhất nhu cầu của khách và tự đánh giá và khẳng định vị trí của mình trong lòng mỗi khách hàng.