IV. Những bài học kinh nghiệm trong công tác huy động vốn của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
3 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn:
Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp ngân hàng khơi tăng nguồn vốn huy động trong dân cư. Để tạo ra sự hấp dẫn mới trong công tác huy động vốn, sở giao dịch NHNT nên mở rộng theo hướng:
3.1 Không ngừng hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động tiết kiệm hiện có đồng thời xây dựng những hình thức mới. hiện có đồng thời xây dựng những hình thức mới.
Hiện tại, Sở giao dịch NHNT đang sử dụng một số hình thức tiết kiệm truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiết kiệm xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, nếu chỉ bó hẹp trong các hình thức này thì tổng nguồn vốn huy động của Sở khó có thể tăng nhanh được. Do đó Sở cần nghiên cứu tạo lập thêm nhiều hình thức huy động mới khác.
* Tiết kiệm mua nhà ở:
Hình thức huy động này đã được thực hiện ở một số Ngân hàng thương mại, cổ phần song quy mô còn thấp và chưa được người dân tin dùng. Cùng với chủ trương kích cầu của Chính phủ, Ngân hàng Ngoại thương sẽ cải tiến hình thức huy động này bằng cách nhận tiền gửi của khách hàng cho mục đích mua nhà theo định kỳ, lãi suất ưu đãi. Khi số dư tiền gửi của khách hàng đã đạt được một lượng nhất định, Sở giao dịch sẽ cho vay phần còn lại của ngôi nhà với lãi suất, kỳ hạn ưu đãi và lấy chính ngôi nhà hay căn hộ này là vật thế chấp.
Tuy nhiên, hình thức huy động/cho vay này cũng có rủi ro do quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở còn một số vướng mắc, nhưng ở giai đoạn thu hút vốn ban đầu rất thích hợp cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập đã ổn định và có nhu cầu mua nhà riêng. Đồng thời sẽ thay đổi thói quen tích trữ vàng trong nhà của người dân bằng việc gửi ngân hàng.
Khó khăn của hình thức huy động này là các cơ sở pháp lý xác định quyền sở hữu đất đai nhà cửa còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí của các đối tượng lựa chọn sản phẩm dịch vụ này còn thấp, chi phí cho việc huy động cũng như theo dõi các khoản vay này còn lớn hơn so với lợi nhuận thu được từ dịch vụ.
Nếu thực hiện hình thức huy động này, Sở giao dịch cần ban hành quy chế riêng cho việc huy động và cho vay mua nhà ở, với một số nội dung chính như sau:
- Sở giao dịch nhận gửi góp bằng VNĐ và USD (chưa nhận gửi bằng vàng, nhưng có thể gửi VNĐ đảm bảo bằng vàng).
- Hình thức huy động này là hình thức tiết kiệm gửi góp (giống tiết kiệm gửi góp của Bưu điện). Định kỳ, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng trong một tài khoản tiết kiệm riêng. Lãi của tài khoản được tính theo phương pháp tích số với lãi suất có kỳ hạn (nhưng lãi suất thấp hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn).
- Quyền lợi của khách hàng: Khi khách hàng đã gửi vào Sở giao dịch một số dư nhất định và đã tìm được một ngôi nhà vừa ý, Sở giao dịch sẽ cho khách hàng vay số tiền phần còn lại với thời hạn ngắn, trung, dài hạn tuỳ vào khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, Sở giao dịch cũng nhận làm trung gian thanh toán cho khách hàng không thu phí hoặc thu phí thấp.
* Tiết kiệm rút định kỳ một số tiền bằng nhau:
Nhằm giải toả tâm lý mất quyền sử dụng tiền của người gửi, loại hình tiết kiệm này cho phép người gửi tiền được rút ra từng định kỳ một số tiền bằng nhau cho đến khi đáo hạn, giúp họ giải quyết được các khó khăn hoặc nhu cầu cần thiết đột xuất nảy sinh.
Phương thức này chỉ nên áp dụng với thời hạn đáo hạn ít nhất là 3 năm, nhằm phục vụ cho những nhu cầu có tính chất ổn định như: chuẩn bị tiền cho con vào đại học... mà người gửi dự tính được gần đúng nhu cầu cần thiết trong tương lai, và được báo trước chính xác ngày lấy tiền cho ngân hàng, trước từ 1 đến 3 tháng tuỳ theo lượng tiền gửi vào ngân hàng.
*Tiết kiệm học đường:
Đây là hình thức được triển khai và áp dụng tại các trường học với mục đích giáo dục ý thức tiết kiệm cho học sinh chuẩn bị vào đời trong sinh hoạt cộng đồng, trên cơ sở hình thành kết dư tiết kiệm đáp ứng một phần chi tiêu cho nhu cầu học tập và làm tiền đề cho vay để trang trải một số chi phí vào đại học.
Hai nội dung cần quan tâm khi triển khai phương thức này:
- Thời hạn nên kéo dài vừa đủ phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và khi chuẩn bị bước vào đại học.
- Lãi suất là phần thưởng thích đáng nhằm khuyến khích và giáo dục ý thức tiết kiệm cho lứa tuổi học sinh.
* Tiết kiệm dưỡng lão:
Hợp đồng tiết kiệm dưỡng lão có thể coi là sản phẩm lai tạp giữa bảo hiểm và ngân hàng. Đó là một loại “Bảo hiểm nhân thọ” đặc thù do ngân hàng cung cấp cho dân cư, nhằm bổ khuyết vào sự thiếu vắng về loại sản phẩm này của ngành Bảo hiểm Việt Nam, mặt khác nó lại thích ứng hơn với đặc điểm tâm lý của người Việt Nam, nhờ các lợi thế sau:
- Cung cấp cho người dân một dịch vụ quản lý nguồn tích luỹ của cá nhân để đảm bảo nguồn sống khi về già hoặc hết khả năng lao động, mà không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục hành chính như các loại hình bảo hiểm chính thống.
- Phần vốn gốc tích luỹ không mất đi nếu người hưởng thụ chết trước hạn, mà sẽ được thừa kế chọn vẹn theo pháp luật, hoặc có thể được trả lại toàn bộ cùng lãi suất (sau thời hạn nhất định, tối thiểu 10 năm) cho người thụ hưởng ngay khi thường sống, hay được chuyển đổi thành các khoản niên kim thu nhập ổn định trọn đời.
- Tính linh hoạt, mềm dẻo của một sản phẩm tiền tệ được thể hiện ở chỗ: người gửi được toàn quyền quyết định về số tiền, tiền gửi mỗi lần tuỳ theo khả năng tích luỹ thực của mình chứ không bị bó buộc định kỳ, định mức như đóng phiếu bảo hiểm.
- Khi cung cấp loại hình tiết kiệm dưỡng lão này, ngân hàng sẽ khai thác được ưu thế về mặt tài chính về một loại sản phẩm bảo hiểm truyền thống: ngân hàng thu nhận và quản lý được một nguồn tiền ổn định, liên tục và lâu dài. Vì vậy, có toàn quyền quyết định sử dụng để đầu tư trung dài hạn nhằm đạt tỷ suất sinh lời cao...
Với các xu hướng nêu trên, sản phẩm này có sức cạnh tranh đặc biệt đối với ngành Bảo hiểm.
* Chứng chỉ tích luỹ vốn có thể chuyển nhượng:
Hình thức này đòi hỏi thời gian tích luỹ tiền của khách hàng ít nhất là từ 5 năm trở lên.
Cũng như hợp đồng tiết kiệm dưỡng lão, chứng chỉ tích luỹ vốn cho phép người gửi tiền được hưởng một sự đảm bảo về vốn gốc và thuế.
Nhưng điểm khác biệt là chứng chỉ tích luỹ vốn có khả năng chuyển nhượng cho các cá nhân khác, điều này cho phép người chủ sở hữu nhanh chóng thu hồi trước hạn số vốn đã tích luỹ của mình mà vẫn được đảm bảo về giá trị vốn gốc (bởi vì nó không hề bị rút ra khỏi ngân hàng)
* Sổ tiết kiệm có phần vốn được đảm bảo:
Giống như hai hình thức trên, hình thức này cũng cho phép phần vốn gốc của người gửi tiền được đảm bảo theo thời gian trên cơ sở tỷ lệ lạm phát hàng năm, phần lãi được xác định theo một tỷ lệ cố định hoặc được điều chỉnh định kỳ hàng quý tương ứng vơí mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Đối với loại sổ có thu nhập cố định thì tiền lãi được trả theo định kỳ hoặc nhập lãi vào gốc. Đối với loại sổ có thu nhập khả biến thì lãi được trả theo định kỳ. Thời hạn của các loại sổ này tối thiểu là 5 năm.
Loại hình tiết kiệm này khiến người gửi yên tâm, giải toả được tâm lý ám ảnh, lo sợ đồng tiền bị mất giá.
Về phía ngân hàng, phương thức huy động như trên tạo điều kiện cho ngân hàng hoàn toàn làm chủ được về “giá đầu vào” cũng như thời hạn khả dụng của nó, từ đó xây dựng được “giá thành” và “vòng đời” cho các loại sản phẩm “đầu ra”.
* Tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng và theo đô la:
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, hình thức tiết kiệm đảm bảo bằng vàng hay USD sẽ có sức hấp dẫn hơn vì từ nhiều năm nay, người dân Việt Nam có thói quen dùng vàng, USD để đo giá trị của hàng hóa, tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, xe máy...
Hai loại tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng và theo USD đều có thể thực hiện được dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích.
Việc huy động vốn có giá trị bằng vàng được thực hiện theo nguyên tắc: lãi suất huy động được áp dụng theo lãi suất quốc tế (thấp hơn lãi suất tiền gửi thông thường) thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Ngân hàng huy động vốn bằng VND quy ra vàng 99,99% theo giá bán của công ty vàng bạcViệt Nam tại thời điểm gửi. Khi nhận tiền gửi, ngân hàng sẽ ghi rõ trên kỳ phiếu số tiền huy động và số lượng vàng tương đương. Tiền lãi được tính theo tỷ lệ lãi của số vàng đó.
Đến hạn trả lãi, nếu người gửi tiền không đến lĩnh thì ngân hàng sẽ hạch toán vào một tài khoản riêng và được hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn. Vào ngày đáo hạn, người gửi sẽ nhận được số tiền bằng VND tương đương với số lượng vàng ghi trên kỳ phiếu theo giá bán vàng 99,99% của công ty vàng bạc đá quý Việt Nam.
Trên đây là một số loại hình tiết kiệm mà Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương có thể xem xét tham khảo và lựa chọn, dĩ nhiên không nhất thiết sử dụng tất cả các phương thức đó mà chỉ cần thực hiện vài ba hình thức nào đó phù hợp với khả năng và quan trọng hơn đó là phát huy triệt để thế mạnh của mình.
Khó khăn trong việc phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu bằng ĐVN là biến động về tỷ giá và lãi suất. Để hạn chế rủi ro lãi suất, Ngân hàng đầu tư thường phát hành trái phiếu VNĐ 5 năm nhưng áp dụng lãi suất thả nổi theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng và Kho bạc Nhà nước thường xuyên huy động trái phiếu thời hạn 2 năm.
Hình thức phát hành trái phiếu VNĐ và ngoại tệ là giải pháp hữu hiệu nhất mà Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương có thể thực hiện được nhằm thu hút vốn trung dài hạn trong một thời gian ngắn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi lãi suất đang ở mức thấp, việc phát hành trái phiếu có thể đạt được hiệu quả nhất định. Rút kinh nghiệm từ các đợt phát hành trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư, và áp dụng một số lợi điểm của trái phiếu Kho bạc Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương có thể phát hành trái phiếu theo một số nội dung chính như sau:
- Phát hành trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ kỳ hạn 5 năm nhưng có lựa chọn sau 2 năm. Tức là sau 2 năm khách hàng có thể lựa chọn: gửi tiếp hoặc rút tiền về:
+ Trường hợp khách hàng rút tiền về, họ sẽ được hưởng lãi suất kỳ hạn 2 năm (giống trái phiếu Kho bạc bán lẻ cho dân cư).
+ Còn nếu không có yêu cầu gì thì khách hàng sẽ được hưởng lãi suất kỳ hạn 3, 4, 5 năm nếu họ gửi được tròn 3, 4, 5 năm.
- Sở giao dịch nhận mua lại trái phiếu nếu khách hàng có nhu cầu bán. - Loại trái phiếu có thể phát hành: Ghi danh, vô danh, ghi sổ.
- Lãi suất: Vì trái phiếu là loại được lựa chòn sau 2 năm nên cơ chế lãi suất cần linh hoạt. Trong giai đoạn hiện nay, do lãi suất của VNĐ và USD đang ở mức thấp nên trong hai năm đầu có thể để lãi suất ở mức cố định vì điều đó có thể hạn chế bớt rủi ro lãi suất. Từ năm thứ 3 trở đi, lãi suất sẽ được quy định từng năm dựa trên lãi suất tiết kiệm VNĐ và USD kỳ hạn 12 tháng cộng thêm 0,1%/tháng đối với VNĐ và 0,2%/năm đối với USD.
- Trái phiếu VNĐ được đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.