Ảnh h−ởng của nhiệt độ lên tỷ lệ (%) sống của phôi cá song

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên sự phát triển của phôi và tỷ lệ sống ở một số giai đoạn của ấu trùng cá song chấm nâu (epinephelus coioides hamilton,1822) (Trang 46 - 50)

4- Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3-ảnh h−ởng của nhiệt độ lên tỷ lệ (%) sống của phôi cá song

Kết quả thí nghiệm về ảnh h−ởng của nhiệt độ lên tỷ lệ % sống của phôi cá song trong từng giai đoạn đ−ợc trình bày tại bảng 7, các bảng từ 6-11 (phần phụ lục) và đ−ợc minh hoạ bằng đồ thị tại hình 4.

Qua bảng 7 ta nhận thấy rằng:

1/ Tại các thang nhiệt độ 21oC và 33oC, phôi dâu không thể phát triển lên phôi nang. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của phôi dâu tại thang nhiệt độ n−ớc xấp xỉ 33oC là 19% (lấy tròn), cao hơn tại thang nhiệt 21oC (xấp xỉ 14%).

2/ Trong phạm vi nhiệt độ n−ớc từ 21oC đến 30oC, phôi đều có thể phát triển và nở đ−ợc. Tuy nhiên, qua theo dõi, chúng tôi thấy sức sống của phôi cũng nh− tỷ lệ nở đạt mức tối −u trong khoảng từ 26 - 28oC.

3/ Trong 3 thang nhiệt độ thí nghiệm còn lại, tỷ lệ sống cao nhất thuộc về thang 27oC; tại thang 30oC, kết quả có thấp hơn. Mức % chênh lệch giửa 2 thang 24oC và 30oC là khá rõ (mức ý nghĩa ■< 0,05).

4/ Độ phân tán giữa 3 lần lặp lại của thí nghiệm là không lớn.

5/ Kết quả thu đ−ợc của chúng tôi thấp hơn kết quả mà Toledo (1999) đạt đ−ợc. 6/ Khi tách riêng ra từng giai đoạn nhỏ để nghiên cứu về sự ảnh h−ởng của nhiệt độ lên tỷ lệ % sống của phôi, kết quả thu đ−ợc, đ−ợc trình bày tại các bảng từ 7-11 (phần phụ lục). Phân tích ph−ơng sai kết quả tại các bảng

này cũng cho thấy là nhiệt độ n−ớc có ảnh h−ởng tới tỷ lệ % sống của phôi cá song khá rõ.

Tại tất cả các thang nhiệt độ đ−ợc nghiên cứu, phôi ở thể đa tế bào (phôi dâu) đều đạt đ−ợc. Phôi dâu đạt đ−ợc tỷ lệ cao nhất tại thang nhiệt 27oC (95,2%) và thấp nhất ở thang 21oC (13,9%).

Bảng 7:ảnh h−ởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống (%) của phôi (tại độ mặn 32‰) Tỷ lệ sống của phôi so với trứng thụ tinh (%)

Tỷ lệ (%)

Mức To Phôi dâu Phôi nang Phôi vị Thể phôi Nở

13,8 0 0 0 0 21±0,5oC 13,2 0 0 0 0 14,7 0 0 0 0 91,2 88,6 81,6 77,5 74,5 24±0,5oC 91,8 87,9 81,6 77,1 73,3 91,4 88,4 82,3 76,9 73,8 95,1 90,6 88,4 86,7 87,8 27±0,5oC 95,3 90,3 89,1 87,7 87,4 95,3 90,5 88,6 86,8 87,1 81,6 77,8 75,7 68,8 63,6 30±0,5oC 82,1 78,1 75,7 67,9 64,4 81,8 78,3 75,9 68,2 63,6 18,7 0 0 0 0 33 ± 0,5oC 18,1 0 0 0 0 18,9 0 0 0 0

quan sát tỷ lệ % hình thành phôi nang ứng với các thang nhiệt độ nghiên cứu, chúng tôi thấy, chỉ có trong phạm vi nhiệt độ n−ớc từ 21oC - 30oC, phôi dâu mới có thể chuyển thành phôi nang và tiếp tục phát triển.

Mức cao nhất đạt đ−ợc t−ơng ứng với thang 27oC (90,4%). Mức thấp nhất đạt đ−ợc tại thang 30 ± 0,5oC (78,1%). Tuy nhiên, sự sai khác ở 2 mức 24oC và 27 ± 0,5oC là không nhiều.

Quy luật ảnh h−ởng trong nội hàm phôi vị cũng t−ơng tự nh− giai đoạn phôi nang tr−ớc đó.

Tại thang nhiệt độ 24oC tỷ lệ % chết yểu của phôi khi chuyển từ phôi vị lên thể phôi là không đáng kể (88,7 - 87,1 = 1,6%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở thang nhiệt 30oC là 7,5, còn ở thang 24oC là 10,9.

Tỷ lệ trứng nở tại thang nhiệt 27oC vẫn đạt mức cao nhất (87,4%). Còn ở mức 30oC có kết quả thấp nhất (63,9%). Sự sai khác về tỷ lệ giửa 2 mức 24oC và 30oC là khá rõ nét (10%).

Quan sát sức sống của ấu trùng sau khi nở (căn cứ vào khả năng vận động, tính phản xạ khi bị kích thích), chúng tôi thấy rằng, sau khi nở, ấu trùng ở thang nhiệt 27oC có sức sống mạnh nhất (thông qua cách thức bơi lội và phản xạ của chúng đối với các tác động từ bên ngoài), đạt tỷ lệ sống sót sau đó cũng cao hơn. ấu trùng ở thang nhiệt 30oC, tuy hoạt động, bơi lội nhiều hơn nh−ng tỷ lệ sống sót sau đó không còn cao nh− ở 2 thang nhiệt còn lại.

Theo dõi tỷ lệ sống (%) ứng với 3 thang nhiệt độ (đ−ợc xem là giới hạn tồn tại và phát triển của ấu thể giai đoạn sớm ở cá song), chúng tôi thấy, tới ngày thứ 3, khi khối noãn hoàng sắp sửa tiêu biến hết và cá con đã mở miệng, chuẩn bị tiếp nhận thức ăn từ bên ngoài, tỷ lệ sống sót tại mức 27oC vẫn đạt mức cao nhất (92,4% so với lúc nở); Tiếp đó là mức 24oC (87,6%) và cuối cùng là mức 30oC (61,1%). Nguyên nhân của hiện t−ợng này có thể là: khi sống trong môi tr−ờng n−ớc có nhiệt độ cao hơn, cá hoạt động nhiều hơn, do

c−ờng độ trao đổi chất trong cơ thể chúng diễn ra mạnh hơn. Mặt khác, tập tính của cá song khi mới nở là ít vận động. Mọi tác nhân từ bên ngoài thúc đẩy chúng vận động nhiều là không thích hợp. Điều đó cũng phù hợp với tập tính sinh sản vào những tháng cuối xuân đầu hè và vào thời gian cuối mùa thu của cá song.

ảnh h−ởng của nhiệt độ (trong quảng từ 21 - 33oC) lên tỷ lệ % phát triển của phôi trên các giai đoạn đ−ợc minh hoạ thêm bằng đồ thị tại hình 4.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 21 24 27 30 33 Nhiệt độ (0C) Tỷ lệ ( % ) Trung bình phôi dâu Trung bình phôi nang Trung bình phôi vị Trung bình thể phôi Trung bìng trứng nở

Hình 4: ảnh h−ởng của nhiệt độ (trong quảng từ 21 -33 ± 0,5oC) lên tỷ lệ phát triển của phôi qua các giai đoạn

Phân tích ph−ơng sai một nhân tố (các bảng từ 7-11- phụ lục) đã cho kết quả là, nhiệt độ có ảnh h−ởng rõ tới tỷ lệ % sống sót của phôi cá song.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên sự phát triển của phôi và tỷ lệ sống ở một số giai đoạn của ấu trùng cá song chấm nâu (epinephelus coioides hamilton,1822) (Trang 46 - 50)