Kế toán thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm pot (Trang 31 - 33)

a. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ trọng lượng, cách thức lắp ráp. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại:

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế

- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.

Trong quan hệ với công tác kế hoạch cả hai sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được coi là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng bởi vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn so với việc chấp nhận tối thiểu về sản phẩm hỏng.

Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hoả hoạn, … Do xảy ra bất thường không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem như khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Toàn bộ giá trị thiệt hại này có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản như TK 154, 627, 138

Sơ đồ 1.5

b. Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất

Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng, … Những khoản chi phí bỏ ra trong thời kỳ này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở TK 335 - Chi phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường do không được chấp nhận nên mọi thiệt hại phải theo dõi

TK 152,153,334,338 TK 621 TK 811

TK 138

Chi phí sửa chữa

Giá trị thu hồi bồi thường

TK 154,155,157,911

Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

Giá trị thiệt hại thực về sản

phẩm hỏng ngoài định mức

riêng. Cuối kỳ sau khi trừ đi phần thu hồi (nếu có) giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Sơ đồ hạch toán như sau:

Sơ đồ 1.6

Sơ đồ tổng hợp hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất

Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất cũng được theo dõi riêng trên TK 154, 627, 1381

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm pot (Trang 31 - 33)