Năm 1996 là năm các quy định về Tòa hành chính và thủ tục tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật, đánh dấu một bước phát triển và hoàn chỉnh của pháp luật TTHC Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, có kỷ cương, kỷ luật, có nền dân chủ rộng mở và thực sự, pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội, mọi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được pháp luật ghi nhận, phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và chính các cơ quan, nhân viên nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật. Đề cao tính tối cao của Hiến pháp và Luật, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mọi hoạt động trong quá trình điều hành, quản lý xã hội của các cơ quan, nhân viên nhà nước phải được kiểm soát nhằm khắc phục mọi biểu hiện lạm quyền, lộng quyền hoặc trốn tránh thẩm quyền, trách nhiệm trước nhân dân, tôn trọng và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong thời gian này, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, thanh tra nhà nước đã mang lại những kết quả to lớn, nhưng đây mới chỉ là việc giải quyết theo lối hành chính, cơ quan hành chính vừa là người bị kiện vừa là người phán quyết nên việc giải quyết chưa thực sự dân chủ, khách quan. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nền dân chủ ngày càng được rộng mở và tăng cường, vai trò quản lý của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng tăng, mặt khác chúng ta cịn thiếu những chính sách cụ thể và đồng bộ cho việc giải quyết khiếu nại, trình độ dân trí và sự hiểu biết pháp luật của cán bộ và nhân dân cịn hạn chế dẫn đến tình trạng khiếu nại tràn lan, vượt cấp, vòng quanh, các cơ quan thanh tra và cơ quan quản lý hành chính các cấp tuy đã hết sức cố gắng, song về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
chính sách và ban hành pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hành chính tại Tồ án.
Ngày 28/10/1995, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ VIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, trong đó trao cho Tồ án nhân dân chức năng xét xử các vụ án hành chính và thiết lập Tồ hành chính trong Tồ án nhân dân. Theo luật này, Tồ hành chính được tổ chức thành các tồ chun trách bên cạnh các tồ hình sự, dân sự, kinh tế, lao động ở Toà án nhân dân tối cao và các Toà án nhân dân cấp tỉnh. Ở các Toà án nhân dân cấp huyện không tổ chức ra các tồ hành chính mà chỉ có các thẩm phán được phân công chuyên làm nhiệm vụ xét xử các VAHC. Tiếp theo, ngày 21/5/1996 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực từ ngày 1/7/1996) và ngày 25/12/1998 là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996. Theo các văn bản pháp luật này thì các loại tranh chấp hành chính được xét xử tại tồ án được mở rộng hơn rất nhiều (gồm 10 loại vụ việc), chủ thể giải quyết là các tồ hành chính thuộc Tồ án nhân dân, hình thức tố tụng là tố tụng hành chính - tuy có nhiều nét tương đồng với tố tụng dân sự, nhưng trong các quy định cụ thể lại có nhiều nét khác biệt lớn, phù hợp với các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật hành chính. Kể từ khi ban hành các văn bản pháp luật này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tố tụng hành chính khác như:
- Thơng tư số 1118 - TT/TTNN ngày 20/7/1996 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay;
- Cơng văn số 39 - KHXX ngày 6/7/1996 của Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính;
- Cơng văn số 07- HC ngày 9/8/1996 của Tồ án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết khiếu nại hành chính;
- Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính.
Ngồi ra trong quá trình phát triển của đất nước, Quốc hội và các cơ nhà nước có thẩm quyền còn ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tố tụng hành chính như: Luật tổ chức Tồ án nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), các văn bản pháp luật về quản lý nhà, đất, các văn bản về quản lý cán bộ, công chức, các văn bản về xử lý vi phạm hành chính...quy định về các loại QĐHC, HVHC trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án.