của cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những yêu cầu hết sức cơ bản của việc nâng cao vai trị của pháp luật nói chung, pháp luật TTHC nói riêng, bởi vì:
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của cơng dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện, lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước và cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật kỷ cương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước. Đó là nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi cơng dân đều có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật [32, tr.7].
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công dân được bảo đảm mọi quyền tự do cơ bản, trong đó có quyền khiếu nại tố cáo, là cơ sở để nhân dân kiểm tra hoạt động của nhà nước, vì vậy việc đổi mới thể chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ công chức trong việcc giải quyết kịp thời khiếu nại của công dân là một trong những nội dung hết sức quan trọng của định hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy, việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC phải đặt trong yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của chủ trương cải cách nền hành chính là nhằm xây dựng cho được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh mà các Nghị quyết của Đảng đã đặt ra. Pháp luật TTHC phải là phương tiện hữu hiệu để kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, xây dựng bộ máy gọn nhẹ, thủ tục
đơn giản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, về các yêu cầu bình đẳng, cơng bằng, tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp, toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Pháp luật TTHC là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính, một hoạt động tư pháp quan trọng, do vậy việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC cũng phải đáp ứng các yêu cầu trên.
Pháp luật TTHC phải tạo ra một cơ sở pháp lý để bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử, mọi cơng dân đều bình đẳng trong tố tụng, do vậy phải xác định mơ hình tổ chức, nội dung thẩm quyền và đặt ra một trình tự tố tụng bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử, toà án phải thốt ra khỏi quan hệ hành chính mệnh lệnh phục tùng, quan hệ giữa bên kiện và bên bị kiện trong tố tụng phải là quan hệ bình đẳng, các quyết định, bản án của tồ án về giải quyết VAHC phải có hiệu lực và nghiêm chỉnh thi hành.
Một đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là có sự phân cơng và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Pháp luật TTHC là phương tiện kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính nhà nước, do vậy việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC một mặt phải đáp ứng yêu cầu kiểm tra các hoạt động hành chính nhà nước, mặt khác phải bảo đảm cho hoạt động xét xử không làm cản trở hoặc làm chồng chéo chức năng, làm thay các CQNN trong việc thực hiện các hoạt động hành chính nhà nước.