Hình thức của pháp luật TTHC vừa là phương thức tồn tại, biểu hiện nội dung của pháp luật TTHC, vừa là cấu trúc bên trong của nội dung, nói lên sự mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nội dung theo những quy luật nhất định, tức là một mặt nói lên hình thức biểu hiện ra bên ngồi, mặt khác nói lên kết cấu bên trong của pháp luật TTHC.
văn bản quy phạm pháp luật về TTHC đã tạo lập một khung pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính bằng Tồ án, từ các quy phạm xác định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng xét xử, thẩm quyền, quyền hạn ra phán quyết của Toà án cho đến trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong TTHC.
Ngay sau khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992 để thành lập Tịa hành chính trong hệ thống Tịa án nhân dân và ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính làm cơ sở pháp lý cho tòa án thực hiện hoạt động xét xử hành chính, các CQNN có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý khác nhau, liên quan đến giải quyết các khiếu kiện hành chính trong thời gian qua như: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2002, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân năm 2003 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành, quy định ngày càng đầy đủ và cụ thể về các loại QĐHC, HVHC thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án để quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính và làm căn cứ cho tịa án xét xử các tranh chấp hành chính.
Tuy nhiên, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Còn nhiều lĩnh vực hoặc quan hệ trong TTHC chưa được điều chỉnh, ví dụ: lĩnh vực thi hành án hành chính, quy định về căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các QĐHC; nhiều quy định khơng được rõ ràng, cụ thể, ví dụ: quy định về thẩm quyền, quyền hạn ra phán quyết của Toà án, khái niệm về QĐHC trong TTHC; nhiều văn bản hướng dẫn thi hành khơng đúng hình thức và tên gọi theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật như: Cơng văn số 39-KHXX ngày 6/7/1996 của Tồ án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Cơng văn số 07/HC ngày 9/8/1996 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết khiếu nại hành chính.
chưa thống nhất, thậm chí cịn mâu thuẫn, ví dụ:
+ Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định cá nhân, CQNN, tổ chức có quyền khởi kiện VAHC tại tịa án sau khi đã thực hiện việc khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc đã hết thời hạn giải
quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết. Thế nhưng, khoản 2 Điều 2
Pháp lệnh nói trên quy định cán bộ, cơng chức chỉ có quyền khởi kiện VAHC quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với mình sau khi đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Quy định này, vừa làm hạn chế quyền khởi kiện VAHC của cán bộ, công chức vừa không thống nhất với quy định tại khoản 1 của cùng điều luật bởi vì, xét về bản chất quyết định kỷ luật buộc thôi việc cũng là một loại QĐHC. Ngoài ra, theo quy định của Điều 138 Luật đất đai năm 2003 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng chỉ được quyền khởi kiện VAHC tại tòa án đối với những QĐHC, HVHC về quản lý đất đai sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
+ Hiện nay, còn một số quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính khơng cịn phù hợp với quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 và Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002 như: quy định về xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại khoản 3 Điều 2 và khoản 2 Điều 15; quy định liên quan đến Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại khoản 5 Điều 15, điểm đ khoản 1 Điều 16, khoản 4 và khoản 5 Điều 70; các quy định liên quan đến việc tham gia phiên tịa hành chính của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 18, khoản 4 Điều 37, khoản 3 Điều 43, khoản 1 Điều 45, khoản 2 Điều 56, khoản 1 và khoản 4 Điều 63; các quy định về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Phó Chánh án tịa án nhân dân tối cao và Phó Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao tại khoản 2 Điều 68, khoản 4 Điều 70.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật còn chưa bảo đảm về thứ bậc hiệu lực pháp lý. Theo nguyên tắc thống nhất quyền lực thì chỉ có Quốc hội và Ủy ban Thường vụ quốc hội mới có quyền quy định thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân, thế nhưng theo quy định “Các loại khiếu kiện hành chính khác theo quy định của pháp luật” tại khoản 10 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại được các văn bản dưới luật