pháp luật và nâng cao trình độ của cán bộ xây dựng, ban hành pháp luật tố tụng hành chính
Xây dựng pháp luật là một hoạt động phức hợp bao gồm một phạm vi rộng lớn các hành vi kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hố ý chí của giai cấp cầm quyền thành những qui tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức pháp luật [25, tr.225-226].
Pháp luật TTHC là phương tiện quan trọng để thể chế đường lối, chủ trương của Đảng đối với hoạt động giải quyết khiếu nại của công dân, là phương tiện bảo đảm pháp
chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trước sự xâm phạm của các QĐHC, HVHC trái pháp luật của các CQNN, người có thẩm quyền trong CQNN. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHC có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC.
Trong thời gian qua, hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC đã có những bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá các nghị quyết của Đảng về tố tụng hành chính, ban hành một số lượng văn bản luật như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao…tạo ra một khung pháp lý để giải quyết tranh chấp hành chính tại tồ án, góp phần quan trọng vào cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về TTHC từ khâu lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định, xem xét thơng qua cịn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng văn bản pháp luật về TTHC còn nhiều bất cập cả về nội dung và hình thức văn bản, cịn có tình trạng quy định chưa rõ ràng, cịn có "lỗ hổng" pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi.
Hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật TTHC nói riêng bao gồm nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tuân theo một trình tự luật định và các hình thức này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình này bao gồm các hình thức:
- Hoạt động nhận thức nhằm hình thành các nguyên tắc, phương hướng, mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật;
- Hoạt động lập chương trình xây dựng pháp luật;
- Hoạt động soạn thảo và thông qua các dự án văn bản quy phạm pháp luật; - Hoạt động chuẩn bị các văn bản phát sinh (văn bản kèm theo) nếu có; - Hoạt động giải thích pháp luật.
Như vậy, hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật TTHC được thực hiện qua nhiều giai đoạn với các chủ thể khác nhau và do vậy việc nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC phụ thuộc nhiều vào việc đổi mới sự phân công, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và trình độ của những người làm công tác xây dựng, ban hành pháp luật TTHC. Để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật TTHC cần
thực hiện được những yêu cầu sau:
- Tăng cường công tác thẩm định các dự án xây dựng pháp luật nhằm loại bỏ tính cục bộ, khắc phục những chồng chéo, mâu thuẫn…trong nội dung của các văn bản pháp luật;
- Lập chương trình xây dựng các văn bản pháp luật về TTHC phải bảo đảm các nội dung: chương trình xây dựng các văn bản pháp luật về TTHC phải là phương tiện để thể chế chủ trương, đường lối của Đảng về giải quyết khiếu kiện hành chính, bảo đảm quyền tự do dân chủ của cơng dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
- Đổi mới công tác soạn thảo các dự thảo văn bản pháp luật về TTHC, phân công, phân định trách nhiệm cho từng cơ quan soạn thảo, nâng cao chất lượng tổng kết tình hình thi hành pháp luật TTHC, khảo sát, đánh giá thực trạng các khiếu kiện hành chính liên quan đến dự án, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân;
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kiến thức trong các lĩnh vực khác cho cán bộ tham gia xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về TTHC, trước hết là những kiến thức về chính trị để nắm bắt được mục tiêu và chủ trương của Đảng, có bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng, sau đó là kiến thức về khoa học pháp lý để nắm được những khái niệm, phạm trù của khoa học pháp lý, có kiến thức về luật học so sánh để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, xây dựng pháp luật phù hợp với pháp luật quốc tế và có kỹ năng soạn thảo các văn bản pháp luật một cách rõ ràng, chính xác làm cơ sở cho hoạt động xây dựng pháp luật, chuyển hố chính xác chủ trương, chính sách của Đảng thành các quy phạm pháp luật. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, đào tạo cán bộ pháp lý giỏi giúp cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, chương trình xây dựng pháp luật, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút những người có trình độ chun mơn cao tham gia vào công tác xây dựng và ban hành pháp luật;
- Nâng cao trình độ năng lực pháp lý của Đại biểu quốc hội để xây dựng và ban hành đầy đủ và tốt hơn các quy phạm pháp luật tố tụng hành chính. Đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, hoạt động chính của Đại biểu quốc hội là hoạt động lập pháp. Để ban hành ra những đạo luật tốt và đầy đủ, trong đó có các
đạo luật về TTHC, địi hỏi phải nâng cao trình độ năng lực pháp lý của Đại biểu quốc hội. Trước hết phải quy định rõ tiêu chuẩn của những người ra ứng cử đại biểu quốc hội, bao gồm: các tiêu chẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ lý luận chính trị; sau đó là phải có trình độ kiến thức pháp lý, một số kiến thức khoa học khác và khiến thức về quản lý hành chính nhà nước để các Đại biểu quốc hội có thể thực hiện tốt hơn quyền trình dự án luật, biểu quyết luật, giám sát luật, phát hiện ra các nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật, những sai sót, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo của pháp luật nói chung, pháp luật TTHC nói riêng.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật TTHC nhằm thể chế hoá đúng tư tưởng, quan điểm của Đảng và bảo đảm thực hiện có kết quả trong đời sống xã hội. Đây là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật, cũng khơng có nghĩa là Đảng áp đặt, bao biện làm thay các CQNN trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật TTHC, mà tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật TTHC là tăng cường khả năng vạch ra các chủ trương đúng đắn về TTHC, khả năng giáo dục, thuyết phục các cơ quan xây dựng và ban hành pháp luật TTHC chấp nhận đường lối của mình để thể chế, ban hành thành các quy phạm pháp luật.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa, các hạn chế và nguyên nhân hạn chế được rút ra từ việc đánh giá thực trạng. Tác giả đã trình bày các quan điểm nâng cao vai trò của pháp luật TTHC ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Nâng cao vai trò của pháp luật tố tụng hành chính phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng về tố tụng hành chính; Nâng cao vai trị của pháp luật tố tụng hành chính phải đảm bảo các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa; Nâng cao vai trò của pháp luật tố tụng hành chính phải đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nâng cao vai trị của pháp luật tố tụng hành chính phải phù hợp với thực tiễn tố tụng hành
chính và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với Việt Nam
Tác giả cũng đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của pháp luật TTHC ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hành chính để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động TTHC; Tổ chức thực hiện đúng pháp luật tố tụng hành chính để pháp luật TTHC đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy hiệu lực trên thực tế; Đổi mới cơ chế phân công, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan xây dựng pháp luật và nâng cao trình độ của cán bộ xây dựng, ban hành pháp luật tố tụng hành chính nhằm tạo ra cơ sở cho việc ban hành những quy định về TTHC có chất lượng, có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Giải quyết các tranh chấp hành chính hay khiếu kiện hành chính có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát huy nền dân chủ, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc xây dựng và hồn hiện cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính đã trở thành một trong những nội dung, động lực và mục tiêu của cách mạng Việt Nam ngay từ những buổi đầu lập nước. Đây là vấn đề lớn, không thể giải quyết ngay trong một lúc nhưng lại là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, bởi vậy, giải quyết khiếu kiện hành chính phải cần đến một cơ chế đồng bộ, bằng sự kết hợp của cả phương thức hành chính và phương thức tồ án, trong đó hoạt động giải quyết bằng tồ án tuy là phương thức mới ở Việt Nam nhưng nó đã thể hiện sự tiến bộ, tính dân chủ, khách quan, cơng bằng của nó trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính. Pháp luật tố tụng hành chính, cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường tồ án có vai trị rất quan trọng và không thể thay thế bằng các hình thức pháp lý khác. Vai trò của pháp luật TTHC được thể hiện thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, bằng việc xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tố tụng hành chính, trên cơ sở đó vai trò của pháp luật TTHC còn được phần nào thể hiện thông qua hoạt động thực hiện pháp luật của nhân dân.
Thực trạng vai trò của pháp luật TTHC ở Việt Nam hiện nay cho thấy bên cạnh những thành tựu, ưu điểm khơng thể phủ nhận, nó cịn khơng ít những khiếm khuyết, bất cập. Những hạn chế đó bộc lộ cả trong hệ thống pháp luật TTHC thực định, thông qua một số quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và trong hiệu quả, chất lượng của hoạt động thực hiện pháp luật TTHC cũng như những hạn chế và bất cập trong ý thức về pháp luật TTHC của nhân dân. Thực trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật TTHC; những quan điểm, thói quen sử dụng pháp luật của nhân dân do tàn tích để lại, những hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý trước những đòi hỏi cấp bách của hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính.
Trên cơ sở những tiền đề lý luận về vai trò của pháp luật TTHC và những nguyên nhân được rút ra từ việc đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật TTHC ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của pháp luật TTHC trong thời gian tới. Các quan điểm chỉ đạo tập trung vào một số vấn đề như: phải căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động TTHC, căn cứ vào các
nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa, vào thực tiễn TTHC Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó, các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của pháp luật TTHC đặt trọng tâm vào các giải pháp: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hành chính; tổ chức thực hiện đúng pháp luật TTHC để tìm ra những điểm hạn chế, bất hợp lý của quy phạm pháp luật TTHC, trên cơ sở đó mà hồn thiện pháp luật TTHC, nâng cao vai trò của pháp luật TTHC và đổi mới cơ chế phân công phối hợp giữa các cơ quan và nâng cao trình độ của các cán bộ xây dựng, ban hành pháp luật TTHC.
PHỤ LỤC
Các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng hành chính tính đến năm 2004
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀ N CỦA TAND (THEO KHOẢ N 10 ĐIỀU 11 PHÁP LỆNH TTGQ C VAHC)
Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự.
Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp Nghị định số 57/CP ngày 31/5/1997 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa.
Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.
Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.
Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp.
Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001 về luật sư.
Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thơng tin.
Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngỳa 08/12/2000 về công chức, chứng thực.
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ, ĐẤT
Luật Đất đai năm 2003
Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998.
Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/9/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai 2003. Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 về kê biên, đấu giá quyền
sử dụng đất để bảo đảm thi hành án.
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định