Thị trường đầu vào, đầu ra của đơn vị hành chính,sự nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng (Trang 31 - 33)

Thị trường đầu vào của đơn vị hành chính, sự nghiệp

Đơn vị hành chính, sự nghiệp là một cơ quan nhà nước nên phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về chi tiêu. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải mua các vật tư, thiết bị, máy móc theo giá thị trường. Nếu giá cả thị trường biến động lên, đơn vị hành chính,sự nghiệp rất khó khăn trong việc đi xin kinh phí bổ sung, bởi nguồn kinh phí Nhà nước cấp được ổn định cho một số năm. Trong trường hợp này, các đơn vị hành chính, sự nghiệp buộc phải thắt lưng, buộc bụng cố gắng chi dùng trong số tiền được cấp. Để tránh tình thế khó khăn đó, các đơn vị hành chính, sự nghiệp có xu hướng đấu tranh để các định mức

chi tiêu nới rộng hơn thực tế chút ít, hoặc luận chứng để được hưởng khoản kinh phí nhiều hơn ngay từ đầu. Sự đan xen giữa cơ chế thị trường và cơ chế quản lý chi tiêu của Nhà nước là yếu tố gây khó khăn rất lớn cho quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Thị trường đầu ra của đơn vị hành chính, sự nghiệp

Các ĐVSN cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội theo hai phương thức: độc quyền hoặc cạnh tranh. Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ độc quyền như đài phát thanh, truyền hình, kiểm tra chất lượng, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…thì quản lý tài chính theo chế độ của Nhà nước thuận lợi hơn, nhưng cũng thường vấp phải vấn đề trì trệ, lạc hậu của định mức, chính sách do sự quan liêu của các cơ quan ban hành chính sách và sức ép của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp vì không có đối chứng so sánh. Với các ĐVSN độc quyền, Nhà nước cần tăng cường vai trò hướng dẫn và giám sát của các cơ quan chức năng cấp trên.

Đối với các ĐVSN cung cấp dịch vụ và sản phẩm chịu sự cạnh tranh của cơ sở tư nhân như giáo dục, y tế, … thì quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp buộc phải thay đổi nhanh hơn theo cơ chế thị trường, nếu không đơn vị hành chính, sự nghiệp sẽ không tồn tại được cả về hai phía: Hoặc định mức không đủ để cung cấp dịch vụ với chất lượng cạnh tranh thì hoạt động của đơn vị hành chính, sự nghiệp sẽ èo uột, thậm chí chết yểu; Hoặc định mức quá cao sẽ dẫn đến lãng phí, phi hiệu quả. Vì thế, đối với các ĐVSN cung ứng sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh, Nhà nước cần mở rộng tương đối quyền tự chủ cho đơn vị, đi đôi với quy định chế độ tự chịu trách nhiệm. Một trong những loại hình cơ chế như vậy là khoán chi tài chính.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng (Trang 31 - 33)