Giới thiệu chung về Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng (Trang 36 - 41)

2.1 Giới thiệu chung về Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà TrưngTrưng Trưng

Quận Hai bà Trưng nằm về phía Nam của thành phố Hà. Là một đất hình thành từ rất sớm trên đồng bằng sông Hồng. Quận Hai Bà Trưng ngày nay, từ thời xưa đã là nơi sinh sống của người Việt cổ.Trên địa bàn quận còn có nhiều di tích lịch sử ghi lại truyền thống vẻ vang của dân tộc như đình thờ Trần Khát Chân ở Tưong Mai, chùa Chân Tiên ở phố Bà Triệu để tưởng nhớ hội thề Đông Quan

Quận Hai Bà Trưng là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội; phía Bắc giáp Quận Hoàn Kiếm, phía Đông giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp Quận Đống Đa, phía Nam giáp Quận Hoàng Mai. Có diện tích hơn 14,65km2 gồm 20 phường với dân số hơn 342 nghìn người. Là cửa ngõ phía Nam của Thành phố nên trên địa bàn quận có cả đường bộ lẫn đường sắt nối đi các tỉnh lân cận. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có nhiều cơ sở kinh tế lớn, tập trung nhiều trung tâm thương mại và công nghiệp lớn của thành phố, bao gồm: gần 200 cơ sở kinh tế của Trung ương và thành phố; hơn 5000 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần đăng ký hoạt động; hơn 10.000 hộ kinh doanh cá thể. Cơ cấu kinh tế đang được chuyển dịch nhanh theo hướng dịch vụ thương mại - công nghiệp. Trên địa bàn quận còn có 06 trường đại học và hơn 70 trường từ bậc mầm non đến PTTH. Mạng lưới y tế phát triển với nhiều bệnh viện lớn, trên 300 cơ sở hành nghề y dược tư nhân và 20 trạm y tế phường về cơ bản đã và đang được đầu tư đạt chuẩn y tế quốc gia.

Sự phân vùng về cơ sở hạ tầng của Quận Hai Bà Trưng cũng rất lớn và chia làm 2 khu rõ rệt:

+ Khu phía Bắc: bao gồm 09 phường có cơ sở hạ tầng, đường giao thông, quy hoạch, mạng lưới trường học... khá hoàn thiện. Công tác quản lý đầu tư xây dựng trong khu vực này chủ yếu là thực hiện quy hoạch, cải tạo nâng cấp các công trình hiện có và quản lý trật tự xây dựng đô thị.

+ Khu vực phía Nam: bao gồm 11 phường còn lại là khu vực có tốc độ phát triển đô thị hoá rất lớn bởi vì 11 phường khu vực này đang còn quỹ đất của các HTX nông nghiệp, quỹ đất của các nhà máy, xí nghiệp lớn đã di chuyển ra ngoài nội thành. Chính vì vậy công tác quản lý đầu tư xây dựng ở khu vực này rất phức tạp và đặc biệt là công tác quản lý sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Về hạ tầng kỹ thuật có thể Quận Hai Bà Trưng thành 3 khu vựcKhu a gồm các phường phía Bắc đường Đại Cồ Việc – Trần Khát Chân ( là khu phố cũ được xây dựng từ thời kỳ thuộc Pháp có mật độ dân cư và mật độ xây dựng cao; là nơi tập trung các hoạt động thương mại dịch vụ); Khu B gồm các phường nằm giữa đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân và đường Đại La – Minh Khai (chủ yếu được phát triển sau năm 1954, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ xem kẽ với khu dân cư, hạ tầng chưa được hoàn thiện); Khu C gồm các phường phía Nam đường Đại La – Minh Khai ( nơi đây tập trung nhiêu doanh nghiệp công nghiệp xen kẽ với khu dân cư, hạ tầng đô thị kém phát triển và đang có tốc độ đô thị hóa chậm.

Trên địa bàn Quận có tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nối Thủ đô với tất cả các địa phương trong cả nước và đường sông nối Thủ đô với các tình vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc, có Cầu

Vĩnh Tuy, có đường vành đai 1 và vành đai 2 chạy qua, có 5 trường đại học lớn…và nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng đã được xếp hạng.

Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng do Hội Đồng Nhân Dân Quận Hai Bà trưng bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội Đồng Nhân Dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Nhân Dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

Với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, UBND Quận Hai Bà Trưng là một đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu với việc đảm bảo xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị trong phạm vi quản lý, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế xã hội của địa bàn. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương, lập phương án phân bổ dự toán ngân sách. Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thế và cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân. UBND Quận Hai Bà Trưng chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực thủy lợi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại dịch vụ và du lịch. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động giáo dục đào tạo, hoạt động văn hóa, thông tin, y tế và xã hội, khoa học công nghệ tài nguyên và môi trường, an ninh quốc phòng…

Với một địa bàn tương đối rộng, hoạt động với đa dạng các dịch vụ thương mại UBND Quận Hai Bà Trưng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý tài chính trên địa bàn: từ hoạt động thu đến chi sao cho đảm bảo theo dự toán mà nhà nước đặt ra nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu xã hội cần đạt được.

Quận Hai Bà Trưng đã luôn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trên địa bàn quận. Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn quận liên tục tăng ổn định và bền vững. Công tác thu thuế trên địa bàn được chú trọng và liên tục nhiều năm hoàn thành vượt kế hoạch thành phố giao. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, đầu tư XDCB được đẩy mạnh đặc biệt là lĩnh vực quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý trật tự đô thị. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ tốt các mục tiêu nhiệm vụ chính trị của quận.

Để có thể thực hiện được tốt các nhiệm vụ được giao, UBND Quận Hai Bà Trưng đã phải sắp xếp, tổ chức tốt hoạt động của 20 phường: Đống Mác, Ngô Thì Nhậm, Phố Huế, Trương Định, Quỳnh Mai, Đồng Nhân, Vĩnh Tuy, Nguyễn Du, Quỳnh Lôi, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Thanh Nhàn, Bạch Đằng, Phạm Đình Hổ, Bách Khoa, Đồng Tâm, Minh Khai, Thanh Lương, Bạch Mai, Cầu Dền; Khối Đảng có văn phòng Quận ủy; Khối Đoàn Thể gồm: mặt trận tổ quốc, quận hội phụ nữ, quận đoàn, hội người mù, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, các đơn vị khác…; Khối quản lý nhà nước gồm: văn phòng HĐND và UBND quận, phòng nội vụ, phòng kinh tế, thanh tra nhà nước, phòng tài nguyên môi trường, phòng giáo dục và đào tạo, phòng tài chính-kế hoạch, phòng LĐ-TBXH, phòng văn hóa thông tin, phòng tư pháp, phòng quản lý đô thị, phòng y tế quận; các đơn vị sự nghiệp với 4 chợ: Chợ Hôm, Chợ Mơ, Chợ Hòa Bình, Chợ Đồng

tâm; 25 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 15 trường THCS, các đơn vị khác.

Cơ cấu tổ chức hoạt động tài chính của Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng:

UBND Quận

UBND 20 Phường Các phòng ban chyên môn Các đơn vị sự nghiệp Phường Đống Mác Phường Ngô Thì Nhậm Phường Phố Huế Phường Trương Định 25 trường mầm non 19 trường tiểu học 15 trường THCS Đơn vị khác: - Nhà văn hóa - Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Ban bồi thường giải phóng mặt bằng - Trung tâm dạy nghề - Trung tâm thể dục, thể thao Khối quản lý nhà nước Khối đoàn thể Khối đảng Quận ủy Mặt trận tổ quốc Quận hội phụ nữ Quận đoàn Hội người mù Hội cựu chiến binh Hội chữ thập đỏ Các đơn vị khác: - Ban phòng chống bão lụt - Thanh tra xây dựng - Nhà trẻ hữu nghị Vp HĐND và UBND quận Phòng nội vụ Phòng kinh tế Thanh tra nhà nước Phòng tài nguyên môi trường Phòng tài chính-kế hoạch Phòng LĐ- TBXH Phòng văn hóa thông tin Phòng tư pháp Phòng quản lý đô thị Phòng y tế quận Phường Quỳnh Mai

Phường Đồng Nhân Phường Vĩnh Tuy Phường Nguyễn Du

Phường Quỳnh Lôi Phường Lê Đại Hành Phường Bùi Thị Xuân

Phường Thanh Nhàn Phường Bạch Đằng Phường Phạm Đình Hổ

Phường Bách Khoa Phường Đồng Tâm Phường Minh Khai Phường Thanh Lương

Phường Bạch Mai Phường Cầu Dền Phòng giáo dục và đào tạo Khối chợ Chợ Hôm Chợ Mơ Chợ Hòa Bình Chợ Đồng Tâm

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng (Trang 36 - 41)