Một số tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng (Trang 69 - 76)

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, còn tồn tại những mặt yếu kém cần được khắc phục:

- Công tác giải ngân đầu tư thực hiện dự án còn chậm. Tính riêng năm 2008 có 5 công trình xây dựng trụ sở UBND và phường phải đình hoãn theo quyết định số 390/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Mặt khác, giá cả

vật liệu xây dựng biến động rất lớn trong khi Thành Phố chưa ban hành được quy định về giá vật liệu và các văn bản hưỡng dẫn quản lý chi phí xây dựng theo Nghị định số 99/NĐ-CP nên trong 6 tháng đầu năm 2008 hầu như không thể triển khai thực hiện khởi công các công trình đã được phê duyệt.

- Hoạt động thu ngân sách còn nhiều khó khăn vướng mắc như hoạt động thu tiền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho dân.

- UBND chưa có hệ thống kiểm toán nội bộ, việc ghi chép và lập báo cáo tài chính còn phụ thuộc nhiều vào sổ sách báo cáo của các phòng ban nên dễ dẫn đến chênh lệch thiếu chính xác giữa cơ quan thuế, kho bạc và phòng tài chính kế hoạch.

- Phương pháp lập dự toán ngân sách: trong điều kiện cụ thể ở các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay, phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể nghiên cứu triển khai áp dụng thử nghiệm phương pháp lập dự toán cấp không cho một số hoạt động tự chủ của đơn vị. Như vậy, trong quá trình chấp hành dự toán thu, các đơn vị phải coi trọng công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với các đơn vị sử dụng nhiều nguồn thu đồng thời, cần có biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm. Để đạt được các yêu cầu trên, đòi hỏi các đơn vị phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó phải tổ chức hệ thống thông tin để ghi nhận đầy đủ, kịp thời, liên lục giám sát quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng. Song song với việc tổ chức

khai thác các nguồn thu đảm bảo tài chính cho hoạt động, các đơn vị sự nghiệp phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả.

- Quản lý chi: một yêu cầu căn bản đối với quản lý chi trong các đơn vị là phải có hiệu quả và tiết kiệm. Nguồn lực luôn có giới hạn nhưng nhu cầu sử dụng thì không có giới hạn. Hoạt động sự nghiệp diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp dẫn đến nhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên tiết kiệm để đạt được hiệu quả trong quản lý tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó, việc tính toán sao cho chi phí thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý tài chính. Muốn vậy, các đơn vị phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, trong có có tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để phản ánh, chi nhận kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cường quản lý chi.

-Vai trò của kế toán. Toàn bộ thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính được xây dựng trên cơ sở thông tin do kế toán cung cấp. Do đó, hệ thống báo cáo có trung thực, hợp lý hay không phụ thuộc phần lớn vào việc tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị như thế nào để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc lập báo cáo. Khi sử dụng công cụ kế toán, các đơn vị phải tổ chức hách toán kế toán, quyết toán toàn bộ số thực thu và thực chi trong năm, tổ chức thực hiện thống nhất từ khâu chứng từ, tài khoản biểu mẫu sổ sách, báo cáo… Sử dụng nhuần nhuyễn công cụ kế

toán sẽ góp phần vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn kịp thời.

- Quy trình quản lý tài chính: quy trình quản lý tài chính hợp lý cũng góp phần vào việc quản lý tài chính có hiệu quả hay không. Lập dự toán thu chi ngân sách là khâu đầu tiên trong quá trình phân tích, đánh giá khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Nguyên nhân của những tồn tại trên chủ yếu là do:

- Sự phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường còn thiếu chặt chẽ dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, triển khai thực hiện các dự án công trình công cộng còn chậm và có nhiều vướng mắc cần được quan tâm giải quyết kịp thời.

- Nhận thức của người dân trong thực hiện nghĩa vụ tài chính, một phần do còn nhiều bất cập trong việc áp dụng chính sách và quy trình phối hợp với các Sở, Ngành của Thành Phố như công tác xét cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đặt biệt với những trường hợp thuộc diện mua nhà theo nghị định 61/CP.

- Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống tài chính gây khó khăn cho việc lập báo cáo tài chính. Thể chế tài chính trong kinh tế thị trường chậm hình thành, hệ thống chính sách, pháp luật về tài chính thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, thậm chí còn mâu thuẫn nên đã cản trở quá trình vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý tài chính cũ vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Để có thể thoát khỏi cơ chế này cần có thời gian và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan để

có thể đưa ra những quy định đúng đắn, hợp lý tạo điều kiện cho các đơn vị tiến hành hoạt động thuận lợi, giảm thiểu những sai sót và nâng cao hiệu quả quản lý của mỗi đơn vị

- Cơ sở vật chất của các phòng ban đã được trang bị tương đối đầy đủ, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính ngày càng phức tạp với những biến đổi về quy mô cũng như hình thức hoạt động của các đối tượng trên địa bàn quận. Mặt khác, mặc dù được trang bị các thiết bị, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tin học hóa các hoạt động tài chính nhưng chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý.

- Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế với chiến lược tài chính… dẫn đến sự chắp vá trong việc hình thành cơ chế, chính sách, đồng thời làm cho chính sách thường xuyên thay đổi, gây mất ổn định trong nền kinh tế.

Kết luận chương 2

Quận Hai Bà Trưng là một quận của trung tâm thành phố Hà Nội. Với diện tích hơn 14km2 quận quản lý 20 phường với dân số hơn 342 nghìn người. Địa bàn quận tập trung nhiều cơ sở kinh tế lớn, tập trung nhiều trung tâm thương mại và công nghiệp lớn của thành phố. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng dịch vụ, thương mại công nghiệp với gần 200 cơ sở kinh tế của trung ương và thành phố, hơn 5000 công ty TNHH doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần đăng ký hoạt động, hơn 10.000 hộ kinh doanh cá thể, 70 trường từ bậ mầm non đến PTTH, 300 cơ sở hành nghề y tế tư nhân và 20 trạm y tế phường. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh kế theo tinh thần nghiệ quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp đã được tiến hành sâu rộng. Căn cứ vào quy định về phân cấp nguồn thu, nghiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia giũa các cấp ngân sách thuộc thành phố Hà Nội, Quận Hai Bà Trưng đã thực hiện các hoạt động thu chi theo các nội dung: quản lý thu và quản lý chi. Quản lý thu bao gồm các khoản thu ngân sách quận hưởng 100%, các khoản thu ngân sách quận hưởng theo tỷ lệ phần trăm, các khoản thu được để lại chi qua NSNN, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Quy trình quản lý thu được thực hiện nghiêm theo nguyên tắc quản lý tài chính, đảm bảo thu sát, thu đủ, thu đúng đối tượng. Quản lý chi bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên với các hoạt động giáo dục đào tạo, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp y tế, sự nghiệp khoa học và công nghệ, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, an ninh quốc phòng. Các hoạt động chi này đã được quận triển khai theo đúng định mức mà nhà nước quy định. Trong mấy năm qua, hoạt động quản lý tài chính của Quận Hai Bà Trưng đã thu được nhiếu thành tựu đáng kể: công tác

thu, chi ngân sách thực hiện đạt hiệu quả cao, thực hiện có hiệu quả các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi; công tác đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm, ưu tiên dầu tư cho hạ tầng đô thị, văn hóa giáo dục; hoạt động chi thường xuyên đã đảm bảo hoạt động trên địa bàn quận. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quản lý tài chính tại UBND Quận Hai Bà Trưng vẫn tồn tại những mặt yếu kém cần khắc phục chủ yếu là các khoản giải ngân thực hiện dự án còn chậm, các khoản thu phí, lệ phí vẫn còn khó khăn do nhận thức của người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống tài chính cũng gây khó khăn cho việc lập các báo cáo tài chính.

Chương 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ỦY

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng (Trang 69 - 76)