II. Các tác động gián tiếp
1. Khan hiếm nước – thách thức toàn cầu
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề quan tâm số một thế giới. Tuy nhiên, mối lo khan hiếm nước sạch trên toàn cầu cũng trở thành vấn đề quan trọng không kém, thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi nó đe dọa đến sức khỏe của con người và là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột giữa các quốc gia.
Trước sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế, nước đang ngày càng bị khai thác và sử dụng vượt quá lượng có thể phục hồi. Đô thị hóa, nông nghiệp, công nghiệp và biến bổi khí hậu đang gây sức ép lên cả chất lượng, số lượng nguồn nước. Sự cạn kiệt nguồn nước, sự gia tăng về nhu cầu nước sạch, sự suy giảm về chất lượng nguồn nước đang là những thách thức toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt.
Cách đây một thập kỷ, người ta đã dự đoán một phần ba dân số thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch vào năm 2025. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, hai tỷ người đã trong tình trạng căng thẳng về nước sạch và dự kiến đến năm 2025, hai phần ba dân số thế giới có thể phải chịu áp lực về vấn đề này nếu tình hình không được cải thiện. Nhiều người cho rằng, chiến tranh tranh giành nguồn nước sạch sẽ diễn ra ngay trong thập
kỷ này giống như cuộc chiến giành quyền kiểm soát dầu mỏ trong những thập kỷ trước.
Các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, dân số thế giới đã tăng gấp ba lần trong thế kỷ XX khiến nhu cầu tiêu thụ nước tăng gấp 7 lần. Nhu cầu về nước sạch đang gia tăng một cách nhanh chóng trong khi nguồn cung lại có hạn và ngày càng suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng và xói mòn đất ở các vùng đồi núi, đồng thời nguồn nước mặt có giá trị vốn để cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp đang cạn kiệt nghiêm trọng khiến con người phải đào ngày càng sâu để tìm kiếm các nguồn nước. Đi kèm với đó, việc khai thác nguồn nước mặt đã dẫn đến sự suy giảm mạch nước ngầm tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Tây Á, Nga và Mỹ. Một nguyên nhân khác, nhiều diện tích nước mặt đã bị ô nhiễm và không thể sử dụng hoặc nếu sử dụng nguồn nước này sẽ là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Hàng năm, khoảng 5 triệu người chết do các bệnh truyền nhiễm qua đường nước.
Ở châu Phi, nguồn nước ở khoảng 50 con sông được "chia năm sẻ bảy" cho các quốc gia. Theo "Báo cáo dân số", việc tranh giành nguồn nước từ các sông Nile, Zambezi, Niger và Volta rất có khả năng xảy ra tranh chấp.
Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới ước tính tới năm 2030, nhu cầu về nguồn nước của con người sẽ vượt lượng cung tới 40%.
Theo Liên hiệp quốc, hiện nay có hơn 2,6 triệu người trên toàn cầu không được tiếp xúc với điều kiện vệ sinh cơ bản và gần một tỷ người không được dùng nước sạch. Cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không phù hợp.
Thiếu điều kiện vệ sinh và nước sạch là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm (Ảnh: Rainharvest.co.za)
Hiện tại có hơn 80 quốc gia, đại diện cho 40% dân số thế giới, đang trải qua tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Các nước Tây Nam Á đối mặt với mối đe dọa lớn nhất với hơn 90% dân số của khu vực thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, tiếp cận với nguồn nước sạch hiện vẫn là ước mơ của hàng triệu người ở những vùng đất khô hạn và bán khô hạn Châu Phi.
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết: hiện tại cứ 3 người Châu Phi thì có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước và điều kiện vệ sinh phù hợp. Tuy nhiên, với nhu cầu hiện nay thì chỉ trong một, hai thập kỷ tới, số người không có nước sạch và điều kiện vệ sinh hợp lý ở châu lục đen sẽ là 1/2 người.
Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho khan hiếm nước trên toàn cầu tăng lên 20% trong thế kỷ này. Theo dự đoán của các chuyên gia, nóng lên toàn cầu sẽ làm thay đổi chế độ mưa trên toàn thế giới, làm tan chảy các núi băng và hơn thế nữa gây ra những cực đoạn về hạn hán và lũ lụt.
Viêc tiêu thụ nước trên thế giới đã tăng 6 lần so với thế kỷ trước, gấp đôi tỷ lệ gia tăng dân số và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ tới. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt sẵn có là có hạn, < 1% nước trên Trái Đất. Hơn thế, tài nguyên nước và dân số phân bố không đồng đều trên toàn cầu, các khu vực
khô cằn và bán khô cằn có diện tích 40% tổng diện tích đất của thế giới nhưng chỉ nhận được 2% các dòng chảy bề mặt và một nửa trong số nhà ở của khu vực này thuộc diện nghèo của thế giới. Hiện nay nguồn tài nguyên nước ngọt hiện có trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm và nóng lên toàn cầu. Với xu hướng này, việc cung cấp đủ nước cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng của con người là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21.
Các bằng chứng vật lý của sự khan hiếm nước có thể được tìm thấy trên thế giới với tần suất ngày càng tăng và đều có ảnh hưởng giống nhau đến các nước giàu và nước nghèo. Gần ba tỷ người sống trong điều kiện khan hiếm nước (chiếm hơn 40% dân số thế giới) và tình hình này ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu xu hướng hiện nay cứ tiếp diễn. Các biểu hiện của việc khan hiếm nước phổ biến là hàng triệu người chết mỗi năm vì suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan đến nguồn nước, xung đột chính trị do tranh chấp nguồn nước, sự tuyệt chủng của các loài nước ngọt và sự suy thoái của các hệ sinh thái thủy sinh. Khoảng một nửa trong số các vùng đất ngập nước đã bị mất và các đập nước đã làm thay đổi mạnh dòng chảy của gần 60% các lưu vực sông lớn trên thế giới.
Những khu vực khan hiếm nước vật lý và kinh tế (Nguồn: UN-Water 2007)
Sự đe dọa của nóng lên toàn cầu
Các nguồn nước cũng bị tác động do biến đổi khí hậu, cụ thể, sự ấm lên toàn cầu đang dẫn đến việc tan chảy băng ở nhiều nơi. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, việc băng tan ở dãy núi Hymalaya chảy xuống các con sông lớn ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á làm thu hẹp đồng bằng và gây ra những thảm họa về sinh thái học.
Hiện nay, khan hiếm nước sạch đang là một thách thức lớn đối với một số quốc gia: Yêmen đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng. Dự đoán đến năm 2017, quốc gia này sẽ khan hiếm nước gấp 4 lần so với sự khan hiếm trong thời kỳ khô hạn diễn ra hàng năm. Trong 21 tầng nước ngầm tại Yêmen thì 19 tầng đã không còn đủ nước để cung cấp do các đợt hạn hán và nhu cầu gia tăng.
Pakistan hiện đang khốn đốn với tình trạng thiếu nước do lượng mưa giảm. Trong ảnh, một bé gái đang uống nước từ vòi của một máy bơm tay tại một
khu ổ chuột ở Islamabad ngày 22/3.
Tây nam Trung Quốc đang trong một trận hạn hán dữ dội, dự kiến sẽ kéo dài tới tận tháng 5. Ảnh trên, một cậu bé đang đứng giữa hồ chứa nước đã
Biến đổi khi hậu sẽ làm cho khan hiếm nước trên toàn cầu tăng lên 20% trong thế kỷ này. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) dự đoán rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ làm thay đổi chế độ mưa trên thế giới, làm tan chảy các sông băng trên núi, và tồi tệ hơn là gây ra các cực đoan của hạn hán và lũ lụt. Do đó, nếu các giải pháp nhằm giảm thiếu BĐKH không được thực hiện thì theo kết quả dự đoán của Văn phòng khí tượng Anh, hạn hán nghiêm trọng sẽ xảy ra không phải 50 năm một lần mà cứ hai năm một lần vào năm 2100.
Tương lai gần – Việt Nam sẽ khan hiếm nước
Nước sạch - nguồn tài nguyên quý giá của con người đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm, biến chất bởi nóng lên toàn cầu.
Tài nguyên nước có hạn song nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, làm sao quản lý tổng thể để sử dụng hiệu quả là bài toán mà cộng đồng phải chung tay giải.