Tài nguyên nước ảnh hưởng đến nông nghiệp và sinh hoạt của con ngườ

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu tác động tới nguồn nước (Trang 53 - 56)

II. Các tác động gián tiếp

4. Tài nguyên nước ảnh hưởng đến nông nghiệp và sinh hoạt của con ngườ

con người

Theo dự đoán của các chuyên gia, nóng lên toàn cầu sẽ làm thay đổi chế độ mưa trên toàn thế giới, làm cho khan hiếm nước trên toàn cầu tăng lên

20% trong thế ký qua,làm tan chảy các núi băng và hơn thế nữa gây ra những cực đoan về hạn hán và lũ lụt.

Chất lượng nước là một chỉ tiêu quan trọng đụng chạm tới tất cả khía cạnh của hệ sinh thái và đời sống con người, như sức khỏe cộng đồng, sản xuất lương thực, hoạt động kinh tế và đa dạng sinh học. Do đó, chất lượng nước cũng là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ đói nghèo, thịnh vượng và trình độ văn hoá của một quốc gia.

Khi nhiệt độ trái đất nóng lên, nước biển dâng cao, lũ lụt, hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nước ta ngày càng nhiều hơn.

Nhiệt độ tăng khiến cho nhu cầu tưới nước lớn và dẫn đến thiếu hụt nguồn nước sử dụng cho trồng trọt. Trong điều kiện nhiệt độ tăng lên 100C thì nhu cầu tưới nước cho cây trồng sẽ tăng 10% làm cho năng lực tưới của các công trình thủy lợi như hiện nay không đáp ứng đủ (IPCC, 2007).

Ngoài ra,biến đổi khí hậu dẫn đến sự xâm nhập của nước ngập mặn đã khiến 2 vùng điển hình của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng đó là ĐBSH và ĐBSCL.

Mức triều cường trên sông Sài Gòn liên tục bị phá vỡ và đã lên tới 1,56m ,ba thành phố lớn ở ĐBSCL đã thường xuyên bị ngập do triều cường.Nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền .Biến đổi khí hậu đã khiến cho 7 năm qua ĐBSCL liên tục bị hạn hán,cạn kiệt, vì vậy mà tình hình thiếu nước càng thêm trầm trọng,giông lốc xuất hiện ngày càng nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng ,lũ ở ĐBSCL liên tiếp ở mức dưới trung bình .những yếu tố đó chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL ,nhưng đó sẽ là những mối đe dọa về lâu dài, nhất là về khả năng cung cấp nước ngọt , phục vụ trồng trọt, chăn nuôi , nuôi trồng thủy sản khu vực này.

Qua quan trắc mới đây của cơ quan chức năng Đồng Nai và TP.HCM cho thấy, hiện nước mặn đã xâm nhập vào khu vực sông chảy qua địa bàn

thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.Nguyên nhân của tình trạng mặn xâm nhập ínhư vậy là do biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng ,tình trạng xây dựng các công trình hồ chứa,đập chứa phía thượng nguồn và do diện tích rừng suy giảm nên nguồn nước không được giữ lại.

Nông nghiệp tiêu dùng đến 70% lượng nước tiêu thụ toàn cầu và nhiều hơn nữa ở một số quốc gia đang phát triển, đến 95%. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp được tưới chỉ chiếm 20% trên tổng số đất canh tác, nhưng lại chiếm trên 40% tổng lượng nước toàn cầu. Điều này ngụ ý cảnh báo về mối quan hệ chặt chẽ giữa nguồn nước có sẵn và an ninh lương thực của thế giới trong tương lai. Trong khi đối với đa số các nước phát triển, những tác động xấu của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế và cuộc sống của người dân còn chưa đáng kể, thì tại các nước nghèo và đang phát triển, những ảnh hưởng này rất rõ rệt, vì đa số người dân tại các nước này sống dựa vào nông và ngư nghiệp.

Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng, trong đó có tác động lên đa dạng sinh học , tài nguyên quý giá của đất nước, nhưng chúng ta cũng chưa nghiên cứu về lĩnh vực này một cách nghiêm túc. Rồi đây trái đất sẽ tiếp tục nóng thêm, mực nước biển cũng sẽ cao hơn, chúng ta sẽ phải làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Phần 4

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu tác động tới nguồn nước (Trang 53 - 56)

w