Các đập nước và hồ chứa ở thượng nguồn

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu tác động tới nguồn nước (Trang 50 - 53)

II. Các tác động gián tiếp

2. Các đập nước và hồ chứa ở thượng nguồn

Hiên nay hầu hết mực nước ở các hồ chứa nước ở Việt Nam giảm từ 20 – 40% so với mực nước trung bình hằng năm ở cùng thời kỳ, đặc biệt hồ chứa Hoà Bình – nơi nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mực nước xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua. Mặc dù tất cả các hồ chứa ở Việt Nam lấy nước từ các hệ thống sông khác nhau nhưng quả thật, mùa khô năm 2004 đang diễn ra đặc biệt gay gắt. Đi dọc theo suốt chiều dài sông Mekong từ Bắc xuống Nam, ta có thể thấy sự khô hạn rất rõ nét. Các tỉnh duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, nước mặn đang tràn sâu vào đất liền.

Có thể nói, từ giữa thế kỷ thứ 19 và suốt thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển số lượng đập chắn - hồ chứa nước nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Hầu như chưa có hệ thống sông nào trên thế giới chưa được con người xây dựng đập chắn - hồ chứa, khác nhau chỉ ở qui mô lớn nhỏ mà thôi.

3.Biến đổi khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sinh vật trong nước

Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả:

- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt.

- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản.

- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi.

Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến một số hậu quả:

- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.

- Một số loài chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bổ thuỷ sinh vật theo chiều sâu.

- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Điển hình ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng

3.1 Ảnh hưởng của nước bị nhiễm mặn

Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như ở quần đảo Maldavies, Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chúng ta có thể dự báo hậu quả của BÐKH sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng trong cả nước. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Ðịnh.

Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Mực nước biển dâng lên cùng với

cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó. Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn

quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập (theo kết quả đánh giá của Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường).

Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm (Thông báo Quốc gia lần thứ nhất).

Biến đổi khí hậu làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sinh nước ngọt, cùng với nguy cơ nguồn nước sông bị suy giảm về lưu lượng, dẫn đến việc giảm năng lực nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. BĐKH cũng gây nhiều tác động tiêu cực tới trữ lượng các bãi cá và nghề đánh bắt trên các vùng biển nước ta. Cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặc mất hẳn.

3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng

Nhiệt độ nước trong các ao hồ phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và từng địa phương . Khi nhiệt độ không khí tăng lên làm cho nước nóng lên, tuy nhiên biến động nhiệt độ nước trong các ao hồ chậm hơn so với không khí. Ở Việt nam, đặc biệt là các tỉnh miền trung, hiện tượng nắng nóng đã làm cho

nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi.

Nước nóng đã làm cho tôm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao hồ có độ sâu nhỏ. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi, cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi ,thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển.

Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Miền Trung là nơi có số ngày nắng, mức độ bốc hơi nước lớn nhất cả nước, cho nên hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhất.

Đối với nghề nuôi thủy sản mặn lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đề bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu tác động tới nguồn nước (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w