Suy nghĩ và ý kiến cá nhân

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu tác động tới nguồn nước (Trang 67 - 69)

II. Các tác động gián tiếp

Suy nghĩ và ý kiến cá nhân

Biến đổi khí hậu chưa hẳn đã là ảnh hưởng tiêu cực.

Qua tìm hiểu về những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với môi trường nói chung và đối với nguồn nước nói riêng,nhóm chúng tôi đã thấy được ảnh hưởng nghiêm trọng mà nó gây ra đối với toàn nhân loại,từ đó cũng thấy được những mối đe dọa mà môi trường cũng như con người đang phải đối mặt.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước gây tác động xấu đến đời sống của mọi sinh vật trong nước , ảnh hưởng lên tất cả các ngành kinh tế khác nhau của một quốc gia, trở thành mối lo ngại cản trở các hoạt động sinh hoạt của con nguời . Chính vì thế ,cần có kịch bản đựoc áp dụng kịp thời và thích hợp để đối phó với BĐKH .Đặc biệt là đối với Việt Nam – một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi trường do biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt, hạn hán, bão… thì vấn đề đó càng được nâng cao.

Và thực tế chúng ta cũng đã có kịch bản ứng phó về biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhưng sự thật thì phũ phàng, không ít thảm hoạ thiên nhiên đã “gõ cửa” ầm ầm trước khi các biện pháp ứng phó được đưa ra để áp dụng.

Tuy nhiên,riêng về phía cá nhân chúng tôi thì thấy rằng biến đổi khí hậu và nước biển dâng tuy gây nên những hậu quả nghiêm trọng và là thách thức lớn nhưng cũng đâu phải là thảm họa.

Bởi : Đến nay trái đất đã trải qua ít nhất 4 thời kỳ BĐKHTC. Riêng ĐBSCL đã trải qua 2 lần “tang điền biến vi thương hải” (ruộng dâu biến thành bãi biển) và sau mỗi lần nước biển dâng, ĐBSCL lại được nới rộng thêm lãnh thổ ra biển Đông, biển Tây. Các nghiên cứu cho thấy, nếu giữ được rừng ngập mặn, các giồng cát thiên nhiên vùng duyên hải bên cạnh một loạt giồng được

hình thành trong kỳ nước biển dâng trước đây, thì diện tích đất ĐBSCL bị mất vì nước biển dâng sẽ không nhiều như dự báo.

Khi nước biển dâng sẽ tạo áp lực “nâng” mực nước ngọt dâng cao sẽ là cơ hội tốt để đẩy nước ngọt từ sông Tiền vào hệ thống sông Vàm Cỏ và từ sông Hậu sang sông Cái Lớn – Cái Bé… Nghĩa là khả năng chuyển nước ngọt vào khu vực nội đồng trên ĐBSCL trở nên dễ dàng hơn trước.

Như vậy, BĐKH cũng là 1 hiện tuợng thiên nhiên , vì thế chúng ta nên trực diện chống lại thiên nhiên, tìm cách làm giảm biến đổi khí hậu và khai thác những tác động có lợi để chung sống hòa bình ,và đặc biệt tin tưởng rằng ĐBSCL “sẽ sống chung với BĐKHTC” cũng như ‘ ‘sống chung với lũ’’,thậm chí có thể biến thách thức này thành cơ hội lớn để phát triển nông nghiệp nếu áp dụng những biện pháp ứng phó thích hợp.

Chúng tôi cũng thấy rằng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 1 phần là do các hoạt động của con người, nên để làm giảm tác động của BĐKHTC thì chúng tôi – chúng ta – những thế hệ trẻ,thế hệ tương lai của đất nước cần phải có những hành động thiết thực như : nhận thức đầy đủ về hậu quả mà BĐKHTC gây ra, trồng cây gây rừng, tiết kiệm các thiết bị về điện (bóng đèn,quạt…),hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không nên xả rác thải bừa bãi, tiết kiệm nước sạch….

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu tác động tới nguồn nước (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w