b. Hệ số co giãn:
2.2.7 Hoàn thiện cơ chế và chính sách:
Phù hợp với đổi mới tư duy và nhận thức về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, phải coi luật pháp là công cụ quan trọng hàng đầu để quản lý đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Theo tinh thần đó, nhà nước cần tập trung cao độ cho việc hoàn thiện và bổ sung luật pháp và cơ chế chính sách nhằm tạo lập hệ thống thể chế hành chính phù hượp với yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Những hướng công tác cần được chú trọng là:
- Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các đạo luật hướng tới đảm bảo hình thành đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế và thể chế hành chính phù hợp với tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện các cam kết quốc tế.
- Trong khi chưa khắc phục được một cách cơ bản tình trạng luật “khung”, cần đặc biệt chú trọng công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật theo đúng yêu cầu thời hạn, rõ ràng nhất quán và minh bạch.
- Điều chỉnh các cơ chế chính sách hiện có phù hợp với các cam kết quốc tế, trong đó tập trung chủ yếu vào các chính sách mang tính bao cấp và thể hiện sự hỗ trợ trực tiếp của nhà nước làm méo mó các quan hệ thương mại trái với quy định của WTO (chẳng hạn xác định lộ trình hợp lý thực hiện giá thị trường đối với các mặt hàng còn áp dụng cơ chế nhà nước định giá).
- Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ đặc biệt để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hượp với các quy định của WTO.
- Cùng với việc hoàn thiện bộ máy quản lý, cần xúc tiến mạnh mẽ hơn cải cách thủ tục hành chính hiện có, xây dựng thủ tục hành chính theo tinh thần đơn giản nhất và thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình diễn ra một cách khách quan. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch đó diễn ra nhanh hay chậm chịu sự tác động chủ quan của cong người thông qua hoạt động dầu tư cho các ngành, các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước.
Thực tế của hoạt động đầu tư tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực về cả chất và lượng, các nguồn đầu tư đã hướng vào cả đầu tư phát triển chiều rộng và chiều sâu. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những yếu điểm có tính cố hữu nền kinh tế Việt Nam như hoạt động đầu tư vẫn chưa có quy hoạch ở tầm vĩ mô, hiệu quả đầu tư chưa được như mong muốn. Tuy nhiên với những thành tựu đã đạt được cũng như đã thể hiện phần nào chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà Nước.
Các nguồn đầu tư cả trong nước và nước ngoài đã góp phần phát huy nội lực, nâng cao lợi thế so sánh, tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Đầu tư đã trở thành bộ phận quan trọng chiến lược phát triển đất nước. Định hướng các nguồn đầu tư dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là một chính sách kinh tế lớn mà Đảng và Nhà Nước ta đang theo đuổi nhằm thực hiện các mục tiêu Kinh tế - Xã hội và công cuộc đổi mới hướng tới mục tiêu xây dựng nước ta là một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Việc nghiên cứu vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Hi vọng rằng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm tác động tích cực hơn nữa đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam.