Phát triển các vùng kinh tế:

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam (Trang 52 - 55)

b. Hệ số co giãn:

2.1.2.2Phát triển các vùng kinh tế:

Phát triển các vùng lớn của cả nước:

- Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nhiều trình độ công nghệ; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau, thịt, trái cây, hoa… Hình thành các vành đai nông nghiệp sớm phát triển, hiện đại xung quanh các thành phố lớn đồng thời phát triển mạnh các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn để tạo ra sự phát

triển cơ cấu lại ngành nghề, lao động ở nông thôn, góp phần quan trọng vào tiến trình CNH – HĐH cả vùng.

- Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

Tiếp tục phát huy thế mạnh của một vùng động lực lớn nhất của cả nước. Đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí; công nghiệp năng lượng, phân bón, hóa chất từ dầu khí. Phát triển công nghiệp kỹ thuật hiện đại tại trung tâm đô thị, tránh sự tập trung quá mức công nghiệp vào các đô thị lớn và tạo thêm công nghiệp cho các tỉnh. Phát huy thế mạnh đất đai để phát triển mạnh cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, mía đường…), cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy với kỹ thuật bảo quản và chế biến hiện đại….

- Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ và vùng trọng điểm miền Trung:

Phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và khai thác nguồn lợi biển, tạo bước chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, trước hết là đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản thật sự thành mũi nhọn. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Tái tạo vốn rừng, trông rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Có quy hoạch và các biện pháp dự phòng và hạn chế tác hại của thiên tai, hạn hán, lũ lụt nặng.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ:

Phát huy thế mạnh về đất và rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc gắn với chế biến. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản,thủy điện quy mô lớn cung cấp cho cả nước. Hình thành mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, kể cả chế biến xuất khẩu trên các thị xã, thị trấn, thị tứ. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, trước hết là thương mại.

- Tây nguyên:

Với ưu thế về đất đai và thủy điện, phát triển với tốc độ nhanh cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê, cao su, chè...), chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây dược liệu, cây đặc sản công nghiệp chế biến tinh các loại nông lâm sản. Xây dựng Tây Nguyên thành một vùng giàu về kinh tế, tiến tới một khu vực động lực, mạnh về an ninh quốc phòng; mở mang sự giao lưu hợp tác với bân ngoài.

Phát huy lợi thế của vùng sản xuất lương thực, rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản hàng hóa lớn nhất cả nước, giữ vững và phát huy vai trò số một trong sản xuất và đảm bảo an ninh, lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo. tăng nhanh diện tích gieo trồng, năng suất và chất lượng sản phẩm đi đôi với phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, thủy sản xuất khẩu và các dịch vụ.

- Vùng biển và hải đảo:

Hơn 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam là khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Chiến lược phát triển kinh tế biển phải được hoàn thiện từng bước phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những năm tới cần đầu tư thích đáng đi đôi với có chính sách phát triển mạnh đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí, phát triển vận tải biển và du lịch ven biển, gắn liền với tăng cường quốc phòng, an ninh làm chủ vùng biển. Xây dựng một số đảo làm căn cứ hậu cần để mở rộng khai thác biển khơi và bảo vệ vùng biển.

Đối với các khu vực, lãnh thổ khó khăn và nghèo: Hướng tập trung ưu tiên vào:

- Tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn , hải đảo. Tăng đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, chuyển dân ra vùng còn trống ở dọc biên giới. Phát triển nông nghiệp, cố gắng giải quyết lương thực tại chỗ nhưng không khép kín, tránh phá rừng; phát triển mạnh cây hàng hóa, các cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây làm thuốc.

- Về giáo dục, tập trung xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao dân trí, đào tạo lao động kỹ thuật. Về y tế, tập trung nâng cấp tuyến y tế xã, xóa xã trắng về y tế. Về xã hội, xây dựng mô hình điểm dân cư, làng bản văn hóa mới, loại trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín, nhất là các xã ở vùng cao, vùng sâu, xa.

- Về công nghiệp, cần làm rõ khả năng nguồn nguyên liệu tại chỗ để phát triển công nghiệp chế biến, trước hết là nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản mỏ nhỏ ở một số tỉnh có điều kiện.

- Phát triển đánh bắt hải sản xa bờ kết hợp với bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. - Về thương mại, phát triển thị trường nông thôn miền núi, vùng cao, biên giới, khai thác các cửa khẩu.

- Về an ninh, quốc phòng làm rõ khả năng kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh, đặc iệt dải biên giới, hải đảo; trước hết tiến hành quy hoạch cụ thể, đồng bộ để nhanh chóng đưa dân ra sát biên giới, hải đảo làm hậu phương cho các đơn vị biên phòng.

Đô thị hóa:

Hệ thống các đô thị Việt Nam sẽ là địa bàn phát triển công nghiệp hóa và là các trung tâm lan tỏa văn minh tiến bộ trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ trong quá trình phát triển giữa đo thị và nông thôn. Dự báo đến năm 2020 tỷ lệ đo thị hóa là 38% - 40% thì quy mô dân số đô thị sẽ đạt mức 40 – 42 triệu dân.

Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa cũng diễn ra ngay trên địa bàn nông thôn, hình thành các thị tứ, thị trấn. Phải khống chế để không có sự tập trung quá đông dân cư vào các đô thị lớn hình thành các siêu đô thị.

Phấn đấu cơ bản đạt được mục tiêu về chuẩn chung cả nước trên các vùng về: tiêu chuẩn giáo dục phổ thông và dạy nghề, điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và về hưởng thụ phát thanh, truyền hình và thông tin liên lạc.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam (Trang 52 - 55)